CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
Chương 3: Phương pháp xử lý những vấn đề văn bản 3.1. Xác định tác giả
I.2. Lịch sử hình thành xã hội văn học
Xã hội học văn học được hiểu như những nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa văn học và xã hội trên thực tế đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử nhân loại.
Trong nền văn minh cổ đại phương Tây trước hết phải kể đếnPlaton, trong hai tác phẩm Ion và Nền cộng hoà (La Republique), ông đã đề cập tới quan hệ giữa văn học và xã hội. Thơ ca và văn xuôi (được đại diện bởi các nhà hùng biện ) đều bị Platon phê phán là không phù hợp vơí lợi ích của xã hội.
Nhà triết học Aristote, học trò của Platon, lại đưa ra một ý kiến khác. Theo ông, thơ ca và văn xuôi đều có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Ông khẳng định rằng thơ ca và văn xuôi, nếu được sử dụng một cách đúng đắn, có chức năng điều tiết đối với cá nhân và xã hội.
Từ thời Hy Lạp cổ đại cho tới mãi gần đây, hai quan niệm khác nhau như trên về văn học và vai trò của nó trong xã hội vẫn song song cùng tồn tại.
Thời Trung Cổ thường được miêu tả như một giai đoạn "tĩnh" trong lịch sử văn hóa phương Tây, đặc biệt là so với thời Cổ đại Hy La với nền văn minh rực rỡ. Tuy nhiên, chính giai đoạn này là thời kỳ hình thành các nước châu Âu với văn hóa đặc trưng riêng.
Đứng từ góc độ quan hệ giữa văn học và xã hội, trong giai đoạn Trung Cổ, trước hết cần phải kể đến việc sử dụng các ngôn ngữ đa dạng song song với chữ Latinh trong giới tăng lữ, sự ra đời của nhiều thể loại văn học là mầm mống cho các thể loại văn học hiện đại, cũng như phát minh có tính chất cách mạng là máy in sách.
Việc in sách cho phép một số lượng độc giả ngày càng lớn có thể tiếp cận với tác phẩm văn học, và dần dần sự thay đổi về lượng (số độc giả) dẫn đến sự thay đổi về chất (nội dung và hình thức tác phẩm văn học). Ngoài ra, việc in sách còn có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời của tác giả và tác phẩm như chúng ta quen biết ngày nay.
Cùng với sự xuất hiện của sách in, văn học truyền miệng và khuyết danh dần dần nhường chỗ cho văn học viết và có tên tác giả.
Thuật ngữ “văn học” (littérature) hiểu theo nghĩa hiện đại chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ XVII và được sử dụng một cách rộng rãi ở châu Âu vào thế kỷ XVIII. “Văn học” không còn chấp nhận lịch sử và càng ngày càng đẩy lùi hùng biện ra khỏi phạm vi hoạt động của mình. Vấn đề văn học và xã hội càng trở nên cấp thiết khi “văn học”
dần dần được thể chế hoá, như việc thành lập Viện Hàn Lâm ở Pháp từ thế kỷ thứ XVII. Cùng với việc công nhận “nhà văn” (écrivain) như một nhân vật xã hội có vai trò tích cực, thậm chí được coi là người sáng tạo văn học một cách chuyên nghiệp, những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa văn học và xã hội ngày càng phong phú, và phức tạp hơn.
Vào thế kỷ thứ XVIII, nhà văn và nhà triết học Jean-Jacques Rousseau cho ra mắt một tiểu luận về đời sống văn học nghệ thuật trong đó Rousseau trình bày những ý tưởng của ông về mối quan hệ giữa văn học và xã hội, cụ thể là quan hệ giữa đề tài, chủ đề và các lựa chọn nghệ thuật của các tác giả với thị hiếu của khán giả. Rousseau tiếp tục truyền thống của Platon và nghi ngờ về vai trò của văn học và nghệ thuật trong xã hội.
Montesquieu cố gắng tìm hiểu xã hội đương thời nhằm chỉ ra các “quy luật”
của xã hội đó. Đối với ông, con người là một sinh vật xã hội bị chi phối bởi các lực đẩy xã hội và có thể được chia làm nhiều nhóm khác nhau với các tiêu chí “bản sắc”,
“dân tộc”, “tính cách”, v.v. Montesquieu coi văn học (hiểu với nghĩa rộng và bao gồm cả các tác phẩm triết học) là một phương tiện tốt nhất để miêu tả bản chất xã hội của con người.Tác phẩm của Montesquieu có vị trí quan trọng trong lịch sử xã hội học văn học bởi ụng trỡnh bày rừ ràng quan niệm của mỡnh về văn học.
Quan niệm về mục đớch và nhiệm vụ của văn học như vậy rừ ràng ảnh hưởng một cách quyết định tới việc phân tích nội dung tác phẩm văn học. Montesquieu đại diện cho một truyền thống có lịch sử lâu đời và sẽ còn phát triển mạnh mẽ vào các thế kỷ sau đó. “Trên thực tế, lịch sử xã hội học văn học phần lớn là lịch sử của những người muốn biến đổi xã hội nhờ văn học”15.
Sang đến thế kỷ XIX, các nhà văn như Balzac, Flaubert, Zola....đã vẽ nên các
“bức tranh xã hội”. Họ là những quan sát viên nhạy bén về xã hội đương thời và nhất là của một số môi trường xã hội đặc biệt.
Nữ văn sĩ Germaine de Stặl trong tác phẩm nổi tiếng Về văn học trong quan hệ với các thể chế xã hội (1800) đã trình bày quan niệm của mình về văn học như phương tiện để tìm hiểu xã hội nhằm thay đổi các cách tư duy và tập quán.
Muộn hơn là Hyppolyte Taine với tác phẩm đồ sộ Lịch sử văn học Anh (1885) cĩ thể được coi như tiếp nối những tư tưởng của bà de Stặl. Taine là một trong các nhà tư tưởng Pháp có ảnh hưởng lớn nhất vào nửa sau thế kỷ XIX và là người đã khẳng định vai trò của văn học trong việc nghiên cứu lịch sử, thậm chí là điều kiện không thể thiếu để tiến tới việc hiểu biết lịch sử một cách toàn diện.
Ở Pháp nói riêng và ở phương Tây nói chung, nhờ có Durkheim là người có công thành lập xã hội học như một bộ môn khoa học độc lập với đối tượng và phương pháp riêng, thì văn học mới được nghiên cứu với một phương pháp chặt chẽ và hiệu quả. Tuy Durkheim không có điều kiện quan tâm đến văn học, nhưng ông đã đưa ra định nghĩa về “hiện tượng xã hội” (fait social) và góp phần vào việc phát hiện các đối tượng mới trong nghiên cứu văn học, đặc biệt khi ông nhấn mạnh rằng tập thể không đơn giản là tổng của các cá nhân, mà nó là một cái gì đó khác và tuân theo những quy luật riêng.
Ở Pháp vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, song song với việc hình thành các khoa học xã hội, một số nghiên cứu có thể được gọi là xã hội học văn học được thực hiện bởi các chuyên gia về văn học, nói đúng hơn là các nhà văn học sử. Gustave Lanson là người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực này. Lanson có đóng góp quan trọng là ông đề nghị một phương pháp “xã hội học quy nạp” có cơ sở là nghiên cứu so sánh các hiện tượng và các loạt hiện tượng, cũng như tìm hiểu các “quy luật” chi phối các hiện tượng quan sát được.
Thế kỷ XX là thế kỷ có nhiều sự kiện với những hướng nghiên cứu đa dạng trong văn học cũng như trong xã hội học.Trước hết đó là lĩnh vực xã hội học văn học theo hướng mácxít.
15 Ảron và Viala, Sđd, tr. 17.
“Có thể khẳng định rằng vào giữa thế kỷ XX, xã hội học văn học thật ra là phân tích văn học theo hướng mácxít cả trong giới hàn lâm và trong giới dấn thân chính trị”16. Thật vậy, triết học mácxít cho phép đưa ra các hướng nghiên cứu mới trên cơ sở các tác phẩm triết học các thế kỷ trước như Montesquieu. Trong tác phẩm của Marx, ý tưởng về “phản ánh” (reflect) chiếm vị trí quan trọng. Đối với Marx, văn học không có mục đích miêu tả xã hội một cách đơn thuần, mà nhiệm vụ của nó là thay đổi xã hội bằng cách giúp độc giả có ý thức về quan hệ xã hội và về nhiệm vụ lịch sử của mình.
Một số tác phẩm quan trọng trong lịch sử xã hội học văn học đã áp dụng lý thuyết của Marx: Tác phẩm Lịch sử xã hội của nghệ thuật và văn học) do nhà nghiên cứu người Hung Arnold Hauser công bố vào những năm 1950 là một ví dụ điển hình;
Georg Lukacs với Lý thuyết về tiểu thuyết (La theorie du roman, 1920) có ảnh hưởng lớn hơn, đặc biệt ở Pháp nhờ học trò của ông là nhà nghiên cứu người Pháp Lucien Goldmann.
Vào giai đoạn giữa hai Đại chiến thế giới, nhà triết học người Đức Walter Benjamin với các nghiên cứu về Baudelaire, Brecht, Goethe, v.v. cũng có thể được coi là một đại diện của phê bình mácxít.
Đại diện nổi tiếng nhất của trường phái Franfort là nhà triết học T.W.Adorno có nhiều tác phẩm về âm nhạc và văn học. Khác với phê bình mácxít truyền thống chủ yếu quan tâm đến nội dung và chức năng phản ánh, Adorno tìm hiểu các tác phẩm bí hiểm nhất như các nhà thơ Pháp Mallarmé, Valéry.
Có thể nói Pháp là quốc gia có đóng góp đáng kể vào bức tranh chung của lĩnh vức xã hội học văn học. Tạm xếp vào nhóm các nhà nghiên cứu có liên quan tới tư tưởng mác xít chúng ta thấy có những tên tuổi như L.Goldmann, J.-P. Sartre, L.Athusser, nhưng phải nói rằng L. Goldmann là người có công nhất trong việc truyền bá xã hội học văn học trong giới nghiên cứu phương Tây nói tiếng Pháp. Ông đưa ra một lý thuyết gọi là ô cấu trỳc phỏi sinh ằ cú nhiệm vụ tỡm hiểu tỏc phẩm văn học thông qua việc nghiên cứu các tương đồng giữa các cấu trúc mang nghĩa của tác phẩm và các cấu trúc mang nghĩa của thế giới quan của một nhóm xã hội hoặc một loạt cá nhõn ằ17.
Cùng thời với Goldmann, một nhân vật nổi tiếng trong văn giới cũng dành nhiều trang viết về văn học dưới góc độ triết học mácxít. Đó là nhà văn Jean-Paul Sartre với cõu hỏi được đặt ra ở là ô Trở thành nhà văn như thế nào ? ằ. Sartre đó xõy dựng lại một cách rất tỉ mỉ và công phu các thể chế trung gian qua đó một cá nhân dần dần được giỏo dục trở thành một ô sinh vật xó hội ằ: gia đỡnh, nhà trường, cỏc quan hệ xã hội. Đối với Sartre, cái xã hội không ở ngoài cá nhân mà ở trong mỗi cá nhân.
16
Ở Pháp, từ những năm 1960, tác phẩm của Louis Althusser và nhóm nghiên cứu của ông ở Trường Sư Phạm Paris đã có dấu ấn quan trọng trong đời sống học thuật. Althusser chịu ảnh hưởng của tư tưởng mácxít, đồng thời của chủ nghĩa cấu trúc và của thuyết phân tâm học theo trường phái Lacan. Bản thân Althusser không viết nhiều về văn học, nhưng các cộng sự của ông trong đó có Pierre Macherey đã có nhiều nghiờn cứu mới mẻ. Đúng gúp của cỏc tỏc giả này là việc lần đầu tiờn họ đó chỉ rừ mối quan hệ giữa nhà trường, một trong những thể chế chính của cái mà Althusser gọi là
ô Bộ mỏy tư tưởng nhà nước ằ, với sản xuất và tiếp nhận văn học.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì trường phái Althusser là điểm đỉnh của phê bình mácxít ở Pháp. Từ những năm 1970 và đặc biệt về sau đó, các sự kiện ở Đông Âu dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng đến sự phát triển của phê bình mácxít. Tuy nhiên không thể không công nhận rằng các ý tưởng do phê bình mácxít đưa ra đã có ảnh hưởng quan trọng tới xã hội học văn học tại Pháp và phương Tây
Tình hình phát triển của XHH VH trong giảng dạy đại học Pháp cần phải được liên hệ với lịch sử của bộ môn xã hội học. Phải đến 1957 mới có đào tạo xã hội học ở bậc cử nhân, có nghĩa là XHH được thực sự công nhận như một bộ môn khoa học độc lập. Chỉ từ lúc đó các nhà xã hội học Pháp mới mở rộng nghiên cứu đến các đề tài thuộc về văn hoá và văn học. Robert Escarpit là người đầu tiên giới thiệu Xã hội học văn học (1958) cho độc giả rộng rói trong cuốn sỏch cựng tờn thuộc tủ sỏch ô Que sais- je ? ằ. Đối tượng của XHH VH như vậy là bộ ba sản xuất - phỏt hành - tiờu thụ sỏch như một sản phẩm văn hoá.
Tiếp theo các nghiên cứu của Escarpit, xã hội học văn học ở Pháp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ những năm 1970-1980, nhờ có đóng góp của các nhà xã hội học thuộc trường phái Pierre Bourdieu. Với tư cách là một nhánh trong nghiên cứu văn hóa, xã hội học văn học theo phương pháp của Bourdieu lấy tác phẩm và tác giả văn học làm đối tượng nghiên cứu của nhà xã hội học, không chỉ như một hiện tượng độc đáo và cá biệt, mà như một thành quả của một xã hội.
Có thể nói rằng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay vấn đề quan hệ giữa xã hội và văn học không kém phần quan trọng. Ngược lại vấn đề này còn được quan tâm nhiều hơn, ở các nước phương Tây cũng như trên toàn thế giới. Nhà văn người Ý Italo Calvino, trong loạt bài thuyết trình dành cho sinh viên và giảng viên trường đại học Harvard nổi tiếng vào năm học 1985-1986, đã bàn về bản chất của văn học và vai trò của văn học trong đời sống. Trong loạt bài này, được xuất bản sau khi nhà văn mất năm 1985 dưới nhan đề Các bài học Mỹ (ghi chép dành cho thiên niên kỷ mới)18, ông khẳng định văn học như một cách nhận biết thế giới và thể hiện cá nhân đặc biệt và không thể thay thế nổi.
18Leỗons amộricaines (aide-mộmoire pour le prochain millộnaire), d’Italo Calvino, aux ộditions du Seuil
Như vậy, hơn bao giờ hết, văn học và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau.
Lịch sử phát triển của các nghiên cứu xã hội học văn học, cũng như của bộ môn xã hội học văn học như một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù, cho thấy các hướng nghiên cứu đã được khám phá, các lĩnh vực và đề tài nghiên cứu đã được tìm hiểu, các phương pháp tiếp cận đã được áp dụng. Vào đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu nhất trí với ý tưởng cần nghiên cứu văn học như một tổng thể, đồng thời nghiên cứu các yếu tố cấu thành nó về mặt hình thức cũng như nội dung. Như vậy văn học và xã hội học mới có thể đối thoại một cách bình đẳng và có hiệu quả, cũng như áp dụng được các thành quả nghiên cứu của các cách tiếp cận khác và các bộ môn khoa học khác (như tâm lý học, phân tâm học, ký hiệu học, mỹ học).
I.3.Các gương mặt tiêu biểu của xã hội học văn học ở Pháp I.3.1. R. Escarpit(1918-2000)
Ông người sáng lập ra trường phái xã hội học văn học Bordeaux vào những năm 1960-1970 và là tác giả của cuốn Xã hội học văn học đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Pháp vào năm 1958, trong đó ông định nghĩa Xã hội học văn học có nghĩa hẹp và chỉ quan tâm nghiên cứu sản phẩm văn học là sách mà thôi (các khâu sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sách). Xã hội học văn học (Sociologie de la littérature) trong tủ sách nổi tiếng Que sais-je ? là kết quả của nghiên cứu của R. Escarpit, được dịch ra 23 thứ tiếng và có tiếng vang lớn trên toàn thế giới.
Tiếp nối nghiên cứu này và tiếp thu các thành tựu nghiên cứu của Lukacs và Goldmann, vào năm 1960 ông được tạo điều kiện thành lập Trung tâm xã hội học các hiện tượng văn học (Centre de sociologie des faits littéraires) về sau sẽ trở thành Viện nghiên cứu văn học và kỹ thuật nghệ thuật đại chúng (Institut de littérature et de techniques artistiques de masse, ILTAM). Trung tâm này, thường được biết tới với tên gọi "trường phái Bordeaux", sẽ cho ra mắt nhiều nghiên cứu có giá trị về văn học đứng từ góc độ người đọc và hệ thống phát hành, ví dụ như Bản đồ người đọc ở Bordeaux được xuất bản năm 1963 là nghiên cứu thực địa đầu tiên trong lĩnh vực này.
Năm 1965 R. Escarpit cho ra mắt tác phẩm Cuộc cách mạng sách (Révolution du livre) trong đó ông đưa ra các kết quả nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng sách bỏ túi dành cho độc giả đại chúng. Đây là một nghiên cứu do UNESCO đặt hàng và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng.
Năm 1972, cùng với Ronald Baker ông xuất bản một tác phẩm nổi tiếng khác có nhan đề Đói sách (La faim de lire) bàn về nhu cầu xuất bản, đặc biệt là nhu cầu trong lĩnh vực văn học, tại các nước đang phát triển. R. Escarpit đặc biệt quan tâm đến lịch sử của sách, sản phẩm của nền văn hóa chữ viết.