Vai trò của giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 49 - 53)

Chương III: KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VỚI NHÀ TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI

II. SỰ KẾT HỢP GIỮA GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG VỚI GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

2. Vai trò của giáo dục gia đình

Không phải ngẫu nhiên mà người ta thừa nhận: Người mẹ là “cô giáo”

đầu tiên của trẻ nhỏ và gia đình là môi trường xã hội thu nhỏ. Qua đó con trẻ học hỏi được những bài học đầu tiên để “làm người”. Gia đình vừa là cơ quan thu nhận thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Học sinh thường có

những dấu ấn rất sâu sắc trong việc định hướng các giá trị từ việc xử lý thông tin trong gia đình của họ. Giáo dục gia đình có những sức mạnh to lớn mà giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội không thể có được. Một sức mạnh đặc trưng cơ bản được bắt nguồn từ quan hệ máu thịt, quan hệ huyết thống trong một bầu không khí gia đình đầm ấm. Đó là sự kết hợp giữa quyền của người cha với tình thương yêu chăm sóc tận tình của người mẹ đã tạo cho giáo dục gia đình có một sức mạnh vô thần.

Những ảnh hưởng của gia đình đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hẹe trẻ em dưdợc thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau, có thể phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố sau:

- Tính di truyền: ảnh hưởng của yếu tố này là không thể hoặc rất khó xoá nhoà vì thường là yếu tố ảnh hưởng trong suốt cả cuộc đời của một cá nhân. Tuy nhiên những dữ kiện của di truyền cơ thể được giàu lên hoặc mai một đi bởi môi trường gia đình. Thực tế đã cho thấy rằng: Một số học sinh có thể có những tiềm năng trí tuệ rất tốt song những tiềm năng có thể bị tê liệt đi chỉ vì môi trường gia đình luôn vùi dập nó như cha mẹ thiếu quan tâm, hoặc quan tâm không đúng mức, những mối bất hoà trong gia đình thường xuyên xảy ra.v.v…

Ngược lại một số học sinh có thể kém thông minh một chút song lại có những kết quả tu dưỡng, học tập rất khả quan vì cha mẹ các em luôn luôn rèn luyện cho học tính tự tin vào chính bản thân mình đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất để con trẻ có thể tự hoàn thiện nhân cách. Không phụ thuộc vào di truyền nhưng các tập tính của cha mẹ của gia đình lại có những ảnh hưởng rất sâu sắc trong phong cách học tập, trong cách ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ mà học sinh tham gia.

Ví dụ: Cha mẹ không quan tâm đến học tập, rèn luyện của con em họ thì chính sự dửng dưng này đã ảnh hưởng không tốt tới con trẻ. Ngược lại chính sự gương mẫu của cha mẹ lại giúp cho con trẻ biết vượt qua khỏi những hoàn

cảnh khó khăn trong cuộc sống đời thường biết tự khẳng định mình trong mọi hoạt động.

Cha mẹ và tình thương yêu của họ đối với con cái chính là động lực thôi thúc con trẻ tự hoàn thiện nhân cách.

Tình hình kinh tế, các quan niệm giá trị, phong tục, tập quán nhất là phương pháp giáo dục của cha mẹ là những yếu tố có ảnh hướng sâu sắc đến trẻ em. Trong thực tế con trẻ mới sinh ra không phải là đã hư mà do người lớn đã thành công hay chưa thành công trong phương pháp giáo dục mà thôi.

Ảnh hưởng của gia đình đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân trong mỗi giai đoạn, lứa tuổi khác nhau lại có những mức độ khác nhau. Song trong toàn bộ cuộc đời của một con người, giai đoạn lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn mà gia đình để lại những dấu ấn sâu sắc nhất trong nhân cách của con người. Gia đình hoà thuận, cha mẹ là những người gương mẫu, mọi người trong gia đình có sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau sẽ như là một động lực thôi thúc con trẻ hình thành và phát triển nhân cách của mình.

Ngược lại gia đình không hoà thuận, cha mẹ là những người không gương mẫu sẽ là mầm mống cho những sai lầm sau này. Chính vì vậy khi nói về vai trò và nhiệm vụ của gia đình đối với con em họ đã được Đảng và Nhà nước ta quy định trong điều 19 luật hôn nhân gia đình “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”.

Tóm li: Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục suốt đời đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Ảnh hưởng của giáo dục gia đình đối với mỗi người được diễn ra qua nhiều nhân tố khác nhau: Đó là thông qua yếu tố di tuyền, thông qua hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh xã hội của gia đình thông qua truyền thống của gia đình, qua bầu

không khí tâm lý trong gia đình, thông qua mối quan hệ của gia đình với môi trường xung quanh.v.v…

Tuy nhiên do một số hạn chế về phía cha mẹ và những người lớn tuổi nên giáo dục gia đình thường hay mắc một số sai lầm sau:

- Cha mẹ ít hoặc không quan tâm đến việc học hành của con trẻ họ thường quan niệm việc dạy và giáo dục đạo đức là công việc của nhà trường.

- Những người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ…) thường không thống nhất với nhau về mục đích, yêu cầu, nhất là phương pháp giáo dục con cháu họ.

- Nội dung giao tiếp giữa cha mẹ với con thường là nghèo nàn, cha mẹ thường lạm dụng vì thế, lạm dụng uy quyền đối với con trẻ.

- Người lớn thường hay không thông cảm với yêu cầu vui chơi của trẻ - Nhiều bậc cha mẹ còn đánh đập, chửi mắng con của họ.

- Sự đối xử thiếu lịch sự của người lớn đối với trẻ em làm cho trẻ thiếu tự tin…

Những thiếu sót trên thường có ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ, học sinh.

Để quá trình giáo dục gia đình diễn ra thuận lợi, gia đình cần có những điều kiện cơ bản sau:

- Gia đình có đủ cha mẹ

- Gia đình yên lành (ít có nguy cơ bị tan vỡ, gia đình không yên lành là gia đình còn nhiều yếu tố thường trực dẫn đến sự tan rã)

- Gia đình phải có bầu không khí tâm lý hoà thuận - Gia đình có sự lao động chân chính và trung thực

- Mọi thành viên trong gia đình luôn tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.

- Người lớn luôn có những phương pháp giáo dục đúng đắn và có những đòi hỏi thống nhất đối với con trẻ (không trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, người mắng người bênh).

- Cha mẹ cần có những hiểu biết cần thiết và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ đồng thời phải biết giúp con trẻ thoả mãn các nhu cầu một cách chính đáng.

- Gia đình phải biết xử lý đúng các nguồn thông tin để định hướng cho việc hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin và hành vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội ở trẻ em.

3. Sự kết hợp giáo dục nhà trường đối với giáo dục gia đình trong quá

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)