CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 46)

NHÀ TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI

Thời gian giảng: Thời gian thảo luận:

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

+ Sinh viên phải hiểu được cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn để lí giải tại sao trong quá trình giáo dục con trẻ phải kết hợp các lực lượng giáo dục.

+ Nắm được những đặc trưng cơ bản của việc giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường xã hội.

+ Sinh viên phải nắm được các hình thức để kết hợp giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.

+ Sau khi học xong sinh viên bước đầu biết xây dựng một nội dung cho hoạt động giáo dục nào đó cung với gia đình (hoặc một tổ chức nào đó trong cộng đồng dân cưđể giáo dục học sinh).

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC

1. Cơ sở lí luận của sự kết hợp các lực lượng giáo dục

- Khi bàn về bản chất của con người C.Mác đã viết: "Bản chất của con người không phải là cái trìu tượng vốn có của mỗi các nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội" Với quan điểm khoa học này Mác đã cho chúng ta thấy rất rõ trong sự hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người, con người luôn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố trong đó nhân tố môi trường xã hội là nhân tố đóng vai trò quan trọng.

- Trong bài nói chuyện với cán bộ của ngành giáo dục (tháng 6 - 1957) Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: "Giáo dục nhà trường chỉ là một phần còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và giáo dục trong gia đình; để giúp cho việc giáo dục của nhà trường tốt hơn" Hay bác còn nói: "Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội vẫn không hoàn toàn".

- Đảng hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) lần thứ IV (1976) Đảng ta luôn coi việc kết hợp giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội là nguyên lí giáo dục.

Trong bộ luật về giáo dục được quốc hội thông qua tháng 12/1998 ở điều 3 chương VII có ghi rõ: "... Học đi đôi với hành giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội".

Xét về mặt tâm lý nhân cách con người được hình thành và phát triển trước những ảnh hưởng của môi trường sống trong đó đặc biệt quan trọng là môi trường xã hội. Chính sự tham gia tích cực của con người vào các mối quan hệ xã hội mà nhân cách của họ ngày càng được hình thành và phát triển. Xét về mặt bản chất của quá trình giáo dục thì quá trình giáo dục là qua trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động, tổ chức các mối quan hệ nhiều mặt và giao lưu cho đối tượng giáo dục nhằm chuyển hoá một cách tự giác những yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen cho đối tượng giáo dục. Quá trình chuyển hoá đó diễn ra dưới tác động giáo dục phức hợp từ nhiều phía. Những tác động đó là nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục trẻ em.

2. Cơ sở thực tiễn

Trong thực tiễn môi trường (hoàn cảnh) gia đình và xã hội là những nhân tố khách quan luôn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình giáo dục, quá trình hình thành và quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Mặt

khác với nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay ở bậc phổ thông học sinh chỉ

học tập, sinh hoạt ở nhà trường với thời gian rất ngắn (khoảng 5h một ngày khoảng trên dưới 140 ngày 1 năm) như vậy thời gian gần 2/3 khoảng thời gian

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)