Giáo dục lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 26)

II. NỘI DUNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

3. Giáo dục lao động

Cha mẹ cần giúp con cái nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của lao

động trong cuộc sống hàng ngày của gia đình và của toàn xã hội ⇒ trên cơ sở đó hình thành nhu cầu lao động cho trẻ. Hay nói cách khác là cha mẹ phải biết

được yêu cầu của mình thành yêu cầu của trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trò chuyện, nêu gương, giao việc phù hợp cho trẻ, (khi giao việc cần chú ý giao cho trẻ thực hiện luân phiên cả ba loại lao động sau đây):

- Lao động phục vụ sinh hoạt: Rửa bát, quét nhà, lau bàn ghế... vệ sinh thân thể, chăm sóc em bé, giặt quần áo dọn dẹp nhà cửa.

- Lao động học tập: học bài, làm bài, chuẩn bị đồ dùng học tập... - Lao động sản xuất: trồng cây, chăn nuôi, làm nghề thủ công...

Lưu ý: Khi giao việc cho trẻ em cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: + Giao việc phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ, năng lực, sức khoẻ giới tính, tính cách và sở trường của trẻ.

+ Công việc giao cho trẻ nên ổn định theo một kế hoạch thống nhất không nên sai vặt, nên để cho trẻ tự do trong việc lựa chọn, cách thức, thời gian tiến hành phù hợp.

+ Giao việc cho trẻ phải công bằng hợp lí dựa trên tình cảm và trách nhiệm với tinh thần anh, chị em hoặc những người lớn tuổi kèm cặp giúp đỡ để các em hoàn thành nhiệm vụ. (Tránh trường hợp đứa con ngoan chăm chỉ

bị giao nhiều việc đứa con lười lại giao ít...) cần tránh yêu cầu cao với con

đầu lòng, chiều chuộng con út để anh chị làn rốn cho được chơi.

+ Cha mẹ cần hướng dẫn cho con trẻ biết cách làm, hình thành thói quen lao động có kỹ thuật, có tổ chức cho trẻ. Cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ biết cách lao động và tự giác lao động (ngay cả khi bố mẹđi vắng) giao

việc nói nhẹ nhàng, rồi làm mẫu hướng dẫn con cái làm theo, khuyên con làm thử và rút kinh nghiệm rồi tập cho trẻ làm nhiều lần để hình thành thói quen lao động.

+ Cha mẹ phải là tấm gương sáng về lao động tự giác, có tổ chức, có kế

hoạch đồng thời phải kiên trì chờ đợi sự tiến bộ của trẻ và phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc và giúp trẻ có thể tự kiểm tra tự đánh giá kết quả lao động của mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)