Chương I: GIA ĐÌNH - TẾ BÀO CỦA XÃ HỘI
Chương 2: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
IV. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
Phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình là phương pháp hoạt động phối hợp thống nhất giữa cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình với những hoạt động của trẻ nhằm đạt được mục tiêu hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho trể theo yêu cầu của cha mẹ và xã hội đặt ra.
Phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình cũng rất đa dạng phong phú tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh mà những người làm cha mẹ có thể vận dụng các phương pháp giáo dục khác nhau. Các phương pháp giáo dục trong gia đình:
- Phương pháp thuyết phục.
- Phương pháp trò chuyện, kể chuyện.
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp giao việc.
- Phương pháp tổ chức trò chơi.
- Phương pháp tập luyện, rèn luyện.
- Phương pháp thưởng phạt.
1. Phương pháp thuyết phục
Phương pháp thuyết phục là phương pháp cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình, dùng lời nói để tác động đối với con trẻ nhằm giảng giải hoặc giải thích về một vấn đề đạo đức hay một chuẩn mực xã hội nào đó để giúp con trẻ hiểu về nó củng cố niềm tin và hình thành hành vi chuẩn mực với xã hội.
Phương pháp thuyết phục là giúp con trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa của các chuẩn mực xã hội, các quy tắc đạo đức.
Hình thành ở con trẻ niềm tin vào các chuẩn mực xã hội trên cơ sở đó hình thành hành vi và thói quen tương ứng một cách tự giác.
Muốn thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi cha mẹ và những người lớn tuổi cần lưu ý thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
- Cha mẹ phải nắm được đặc điểm và trình độ nhận thức của trẻ để tìm những lời lẽ cho phù hợp.
- Giọng nói phải mềm mỏng nhưng có sức thuyết phục lớn đối với con trẻ.
- Đặc biệt hơn cả là cha mẹ phải có thái độ ân cần, cảm thông sâu sắc đối với con trẻ và phải có thiện chí đối với con trẻ trong mọi tình huống.
- Cha mẹ có thể kết hợp giảng giải bằng lời nói với việc sử dụng những tấm gương trong cuộc sống hay những câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục, thuyết phục đối với trẻ.
- Cha mẹ cần lưu ý tránh nói dài dòng, kể lể khoa chương khích bác, ám chỉ hoặc chỉ trích cần phá vỡ hàng rào ngăn cách cha mẹ và con cái.
2. Phương pháp giáo dục bằng nêu gương
Phương pháp giáo dục bằng nêu gương là cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình dùng những tấm gương tiêu biểu trong học tập, lao động, rèn luyện, v.v... để kích thích con trẻ trong học tập, và làm theo, hoặc cũng có thể dùng những tấm gương phản diện để nhắc nhở, giáo dục trẻ em tránh những hành vi tương tự.
Nêu gương là phương pháp có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển năng lực phê phán và năng lực đánh giá hành vi của người khác từ đó rút ra kết thúc, kết luận thiết thực đối với bản thân.
Thông qua phương pháp giáo dục nêu gương giúp trẻ em học và làm theo những gương tốt tránh được những gương xấu đồng thời cũng giúp trẻ hình thành được niềm tin về các chuẩn mực xã hội.
Để nêu gương có hiệu quả cha mẹ và những người lớn tuổi cần lưu ý:
- Cha mẹ cần phải nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, nắm vững đặc điểm, trình độ nhận thức của con trẻ để lựa chọn những tấm gương sáng hay phản diện cho phù hợp. (Lấy tấm gương sáng là chủ yếu).
- Những tấm gương đưa ra phải gần gũi với cuộc sống thực tế, phải có tính điển hình, cụ thể tránh tràn lan lung tung.
- Những tấm gương đưa ra phải toàn diện chưa đựng những khía cạnh phong phú tránh đơn điệu nghèo nàn (ví dụ: Học giỏi những chăm lâu, ngoan ngoãn).
- Những tấm gương đưa ra phải có tính khả thi tránh quá lý tưởng, khó làm theo được.
- Cha mẹ phải kích thích con trẻ tự nêu gương đồng thời cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng để con trẻ học tập và làm theo.
3. Phương pháp giao việc
Phương pháp giao việc là phương pháp cha mẹ lôi cuốn con trẻ vào hoạt động đa dạng phong phú với những công việc nhất định, với những ý nghĩa xã hội nhất định để cho con trẻ ý thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của những công việc được giao từ đó họ có thái độ tích cực đối với những công việc đó.
Thông qua phương pháp giao việc giúp cho con trẻ thể hiện được những kinh nghiệm ứng sử trong các mối quan hệ xã hội đa dạng phong phú hình thành được những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việc được giao.
Để phương pháp giao việc tiến hành có hiệu quả đòi hỏi cha mẹ và những người lớn tuổi cần chú ý các yêu cầu sau đây:
- Khi giao việc cho con trẻ cha mẹ cần đưa ra những yêu cầu cụ thể, giao việc này cho ai? những việc gì? mức độ cần hoàn thành như thế nào?
- Cha mẹ cần giúp con trẻ nhận thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của những công việc được giao. Trên cơ sở đó giúp con trẻ có ý thức một cách đầy đủ về những nhiệm vụ mà con trẻ cần phải hoàn thành từ đó kích thích họ tự giải và tích cực hoạt động để hoàn thành việc được giao.
- Cha mẹ cần căn cứ vào đặc điểm, tâm lý lứa tuổi đặc điểm giới tính căn cứ vào năng lực sở trường của con trẻ để giao việc cho phù hợp.
- Cha mẹ cần phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở giúp đỡ con trẻ hoàn thành công việc được giao.
- Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra đánh giá về việc hoàn thành những công việc được giao của con trẻ trên cơ sở đó có những biện pháp động viên khuyến khích để con trẻ hoàn thành tốt những công việc được giao.
4. Phương pháp tập luyện
Phương pháp tập luyện là phương pháp cha mẹ tổ chức cho con trẻ thực hiện một cách đều đặn, có kế hoạch các hoạt động nhất định nhằm biến những hành động đó thành những hành vi và thói quen ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội phù hợp với phong tục tập quán trong gia đình.
Nhờ có phương pháp tập luyện mà ý nghĩa có thể chuyển thành việc làm niềm tin chuyển thành hành động. Phương pháp tập luyện đặc biệt có hiệu quả trong giai đoạn đầu của quá trình giáo dục và phát triển của con trẻ.
Để phương pháp tập luyện có hiệu quả đòi hỏi bố mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần chú ý:
- Cha mẹ phải giỳp con trẻ hỡnh dung một cỏch rừ nột về hành vi dưới dạng những quy tắc ngắn gọn rừ ràng.
- Cha mẹ nên làm mẫu để con trẻ học tập và làm theo.
- Cha mẹ cần tổ chức cho con trẻ tập luyện dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo lứa tuổi, tuỳ theo hoàn cảnh điều kiện cụ thể.
- Cha mẹ cần có những biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để con trẻ có thể tập luyện và có những biện pháp khuyến khích, động viên để con trẻ tích cực tham gia tập luyện.
- Cha mẹ cần quan tâm giúp đỡ con trẻ tập luyện, liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần ⇒ thành thói quen.
- Cha mẹ cần có những biện pháp kiểm tra đánh giá việc tập luyện của con trẻ đồng thời giúp con trẻ tự kiểm tra đánh giá kết quả tập luyện của mình.
5. Phương pháp rèn luyện
Là phương pháp cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình tổ chức cho con trẻ thể hiện ý thức, tình cảm niềm tin của mình về các chuẩn mực xã hội trong các tình huống đa dạng của cuộc sống gia đình và ngoài xã hội. Qua đó hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội và phong tục tập quán của gia đình đã được quy định.
Phương pháp rèn luyện giúp cho con trẻ thu lượm được những kinh nghiệm thực tế và các quan hệ tập thể, các quan hệ xã hội. Thông qua rèn luyện giúp con trẻ có động cơ, thái độ đúng đắn được các vấn đè của cuộc sống đặt ra. Qua rèn luyện giúp con trẻ củng cố được hành vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Để phương pháp rèn luyện có hiệu quả cần phải tổ chức cuộc sống tổ chức hoạt động và giao lưu cho con trẻ trong gia đình và ngoài xã hội. Thông qua môi trường sống môi trường hoạt động cha mẹ giúp con trẻ rèn luyện động cơ, ý chí để giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn giữa các ham muốn và cái phải làm...
Cha mẹ căn cứ vào trình độ đã được giáo dục của con trẻ để tổ chức rèn luyện cho trẻ.
- Phải kết hợp rèn luyện với kiểm tra và tự kiểm tra
- Rèn luyện phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục có hệ thống.
- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa sự tổ chức rèn luyện của cha mẹ với sự tổ chức rèn luyện của con trẻ.
* Các mô hình tổ chức rèn luyện cho trẻ em trong gia đình.
+ Giáo dục rèn luyện qua lao động: Tổ chức cho con trẻ tham gia vào các loại hình lao động trong gia đình thông qua đó giáo dục ý thức, tinh thần và thái độ lao động. kỹ năng lao động cho con trẻ.
+ Giáo dục rèn luyện qua học tập: Thông qua tổ chức và hướng dẫn con trẻ tự tổ chức học tập: cha mẹ giúp trẻ em lĩnh hội được hệ thống tri thức kỹ năng kỹ sảo, hình thành và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ phát triển trí thông minh sáng tạo và phát triển thể lực. Đồng thời giúp con trẻ hình thành Thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và những phẩm chất của công dân và người lao động phù hợp với yêu cầu của xã hội.
+ Giáo dục rèn luyện thông qua vui chơi: Thông qua hướng dẫn con trẻ tự tổ chức hoạt động vui chơi, cha mẹ giúp các em hình thành, phát triển năng lực nhận thức, trí thông minh sáng tạo và các phẩm chất đạo đức..v..v.
Qua giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ giúp con trẻ hình thành một hệ thống tri thức về các chuẩn mực xã hội. Hình thành niềm tin và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội đó.
6. Phương pháp Thưởng - Phạt
Phương pháp thưởng phạt nhằm đánh giá hành vi của con trẻ trong gia đình đồng thời kích thích thúc đẩy điều chỉnh hay kìm hãm hành vi ứng sử của con trẻ củng cố và phát triển những hành vi tốt đã hình thành ở các em.
* Phương pháp khen thưởng:
Phương pháp khen thưởng là phương pháp cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng sử của con trẻ trong gia đình ở nhà trường và xã hội nhằm khích lệ, động viên con trẻ duy trì và phát triển những hành vi ứng sử đẹp đẽ đó.
Khen thưởng có tác dụng khẳng định hành vi được khen của con trẻ đúng đắn, là phù hợp với các chuẩn mực được xã hội quy định.
Thông qua phương pháp khen thưởng giúp con trẻ tự khẳng định hành vi tốt của mình củng cố và phát triển được niềm tin về các chuẩn mực xã hội có liên quan đến những hành vi tốt mà con trẻ đã thực hiện
Khen thưởng có tác dụng kích thích con trẻ tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực.
Để phương pháp khen thưởng có hiệu quả cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần quan tâm chú ý:
- Phải căn cứ vào hành vi thực tế của con trẻ để tiến hành khen thưởng.
- Khen thưởng phải khách quan công bằng - Khen thưởng phải kịp thời đúng lúc, đúng chỗ
- Cần phải phối hợp giữa khen thường xuyên với khen quá trình, cần kết hợp nhiều hình thức khen thưởng: Tỏ thái độ, dùng lời khen, tặng thưởng bằng quà...
Khen thưởng có tác dụng làm tăng thêm sự khẳng định giá trị và ý nghĩa của những hành vi tốt và luôn lôi cuốn các con trẻ khác trong gia đình làm theo những hành vi tốt.
* Phương pháp Trách - Phạt:
Là phương pháp cha mẹ và những người lớn otuổi trong gia đình biểu thị sự khẳng định, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của con trẻ so với các chuẩn mực xã hội và gia phong của gia đình.
Trách phạt có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục nó có tác dụng tạo cơ hội buộc trẻ em mắc lỗi lầm trong ứng sử phải ngừng ngay những hành vi sai trái một cách tự giác đồng thời kích thích họ nâng cao ý thức tự kiềm chế để trong tương lai không mắc những hành vi tương tự.
Thông qua phương pháp trách phạt cha mẹ nhắc nhở con trẻ không vi phạm các chuẩn mực xã hội, không rơi vào những hành vi sai trái như những em đã bị trừng phạt.
Để trách phạt con trẻ có hiệu quả cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần chú ý:
+ Khi trách phạt cần căn cứ vào loại hành vi sai lệch, tính chất của hành vi sai lệch để trách phạt con trẻ.
+ Trách phạt phải khách quan công bằng.
+ Trỏch phạt phải cú tỏc dụng làm cho người bị phạt thấy rừ sai lầm của mình và chấp nhận hình thức mức độ trách phạt từ đó họ có những ân hận về lỗi lầm của mình và có quyết tâm sửa chữa sai lầm đó đẻ không tái phạm trong những lần tiếp theo.
+ Trách phạt phải bảo đảm tôn trọng nhân cách của người bị phạt.
7. Phương pháp tổ chức trò chơi
Phương pháp tổ chức trò chơi là phương pháp cha mẹ sử dụng các trò chơi để hướng dẫn con trẻ vui chơi. Thông qua các trò chơi đó nhằm mục đích tạo cho trẻ có tâm lý thoải mái đồng thời giáo dục về mọi mặt.
Trò chơi để tổ chức giáo dục trẻ rất đa dạng và phong phú: Trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ để...v...v.
Cha mẹ cần giành thời gian để hướng dẫn con trẻ chơi và cùng chơi với trẻ tạo điều kiện cho trẻ về chỗ chơi và đồ chơi...
Tóm lại: Giáo dục gia đình là một quá trình có mục đích, có kế hoạch của cha mẹ và những người thân trong gia đình tới mọi thành viên trong gia đình nhằm giúp cho họ tự tổ chức, hệ điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình, để hình thành và phát triển các năng lực người và những phẩm chất tốt đẹp của con người theo yêu cầu của xã hội.
Giáo dục gia đình có những đặc điểm riêng, đó là một quá trình mang tính lâu dài thế mạnh của nó là giáo dục bằng tình cảm, giáo dục gia đình diễn ra với những tác động phức tạp từ nhiều phía, nó bao gồm những tác động tự giác và cả những tác động tự phát, nó chịu sự chế ước của xã hội nói chung và của cộng đồng, của giáo dục nhà trường...v...v...Nội dung giáo dục gia đình mang tính toàn diện, nguyên tắc và phương pháp giáo dục gia đình rất đa dạng phong phú.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
Câu 1: Giáo dục gia đình có những đặc điẻm nào khác với giáo dục nhà trường?
Câu 2: Hãy trình bày những nội dung giáo dục trong giáo dục gia đình?
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích những nguyên tắc giáo dục gia đình và cho mỗi nguyên tắc một ví dụ minh hoạ.
Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày các phương pháp giáo dục gia đình?
Theo anh (chị) phương pháp nào là quan trọng và đặc trưng nhất?
Câu 5: Có nhà giáo dục học được khẳng định rằng: "Không có trẻ em hư chỉ có người lớn đã thành công hay chưa thành công trong phương pháp giáo dục mà thôi".
Câu 6: Liên hệ với lí luận và thực tiễn về giáo dục gia đình, anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình trước vấn đề trên.