1. Tình hình chung trên thế giới
Giáo dục giới tính là một vấn đề được nhiều nước ở châu Âu tiến hành rất sớm.
- Năm 1921 ThuỵĐiển đã nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính. Ngay từ
thời đó Thuỵ Điển đã coi tình dục là quyền tự do của con người. Là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã hội.
- Năm 1933 ThuỵĐiển thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục”. Mục tiêu của hiệp hội này là:
+ Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính nói chung và tình dục nói riêng. + Sản xuất và bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai.
Nhìn chung vấn đề giáo dục giới tính trong giai đoạn này gắn bó với phong trào “Phấn đầu vì những cải cách tình dục”. Những người tham gia phong trào này đã nêu lên hàng loạt những đòi hỏi tiến bộ như: Bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn nhân khỏi quyền lực nhà thờ, Tự do ly hôn, sử dụng các biện pháp tránh thai, giáo dục tình dục trên cơ sở khoa học.
- Năm 1942 Bộ Giáo dục Thuỵ Điển quyết định đưa thí điểm giáo dục tình dục vào trong nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập từ tất cả các loại trường từ tiểu học đến trung học.
- Sau Thuỵ Điển là các nước đông Âu như: Đức, Balan, Hunggari, Tiệp Khắc và các nước Tây Âu, Bắc Âu khác. Hầu hết các nước này đều coi giáo dục tình dục là một vấn đề lành mạnh, đem lại tự do cho con người vì thế mà họ quan niệm rằng: Cần nói rõ cho mọi người hiểu biết những quy luật hoạt
động của tình dục, chương trình giáo dục giới tính của họ rất đa dạng, các trường có thể chọn vấn đề phù hợp với đối tượng học mà giảng dạy và nhà nước tận dụng các phương tiện truyền thông để tiến hành giáo dục giới tính.
- Sau đó ở nhiều nước châu Mỹ la tinh, vùng Caribê cũng quan tâm đến việc giáo dục giới tính. Đối với các nước châu Á giáo dục giới tính vẫn còn là lĩnh vực “cấm kỵ” xuất phát từ quan niệm phong kiến và tôn giáo trong khi đó thì châu Á, châu Phi lại là những vùng dân số tăng nhanh nhất thế giới.
Từ những năm 1950 trở lại đây tốc độ gia tăng dân số trên thế giới ngày càng nhanh chóng ở những quốc gia nghèo tức là “Ở những nước ít được trang bị đáp ứng nhu cầu của những công dân mới ra đời và để đầu tư cho tương lai” (Theo TS N.Sadik - Giám đốc chấp hành quỹ dân số Liên hiệp quốc). Ông tổng giám đốc UNECSCO - Julia, Hixley đã nhắc nhở các quốc gia rằng: “Dân số quá đông có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn minh tương lại. Bằng cách này hay cách khác phải cân bằng dân số với các nguồn tài nguyên hoặc là để cho nền văn minh tàn lụi đi”. Bởi vì dân số càng tăng thì sô lượng người nghèo bị thiếu ăn, mù chữđau ốm, bệnh tật không có phương tiện chạy chữa càng tăng lên và chất lượng cuộc sống ngày càng giảm xuống.
Năm 1968 Đại hội LHQ bắt đầu có những hoạt động về giáo dục dân số
trong từng khu vực. Ngành khoa học về giáo dục ra đời và phát triển làm năng sinh yêu cầu giáo dục giới tính trong giáo dục dân số.
- Năm 1973 - Hội nghị quốc tế về giáo dục trong các nước nói tiếng Pháp. - Năm 1974 - Hội nghị quốc tế về tình dục ở Giơnevơ đã thảo luận đến sự cần thiết phải đưa chương trình giáo dục giới tính và trong chương trình giảng dạy ở các ngành giáo dục và y tế.
- 1977 - Có hội thảo quốc tế của các nước XHCN về kế hoạch hoá gia
đình, giáo dục giới tính, hôn nhân và gia đình ở Vacxava (Balan)
- Năm 1984 - Có hội nghị Quốc tếở Mihico về kế hoạch hoá gia đình và giáo dục giới tính.
- Từ năm 1984 - 1986, UNESCO đã làm sáng tỏ những yêu cầu về giáo dục gia đình và giáo dục giới tính trong quá trình giáo dục ở các nước châu Á Thái Bình Dương. Nội dung, phương pháp giáo dục giới tính ở các nước có thể có những khía cạnh khác nhau vì mỗi nước có phong tục tập quán tôn giáo riêng… Nhưng tất cảđều thống nhất ý kiến về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ giúp họ làm chủ quá trình sinh sản của mình một cách khoa học và phù hợp với tiến bộ của xã hội.
2. Giáo dục giới tính ở Việt Nam
Việt Nam là 1 nước phương Đông trước đây chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến vì thế mà vấn đề giáo dục giới tính với đúng nghĩa của nó thì hầu như bị “né tránh”, “thả nổi” hoặc giả có nói thì cũng chỉđề cập đến khía cạnh đạo đức theo kiểu “giáo dục giới tính trong thời đại nàng Kiều”
Bước vào những năm 90 của thể kỷ XX với tầm nhìn thế giới Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã dự báo sự bùng nổ dân sốở cuối thế kỳ 20 và
đầu thế kỷ 21 cùng những thảm hoạ có thể xảy ra cho tương lai của loài người. Và kêu gọi các quốc gia hãy tham gia một cách tích cực hơn nữa, có hiệu quả hơn nữa trong công tác giáo dục dân số cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước mình.
Đảng cộng sản Việt Nam đã coi vấn đề giáo dục dân số là công tác thuộc chiến lược con người đã có hàng loạt chủ trương chính sách được đưa ra nhằm thực hiện xã hội hoá giáo dục dân số một cách hữu hiệu. Trong đó nhấn mạnh thực hiện khuyến nghị của Hội nghị tư vấn khu vực về giáo dục dân số năm 1986 ở Băng Kốc gồm 4 điểm:
- Giáo dục đời sống gia đình. - Giáo dục giới tính.
- Giáo dục tuổi già. - Giáo dục vềđô thị hoá.
Thực ra ngay từ ngày 24.12.1984 chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã ký chỉ thị 176A - mà nội dung chỉ thịc có đoạn viết: “Bộ giáo
dục, bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên những kiến thức khoa học về giới tính, về
hôn nhân và gia đình, về nuôi dạy con”.
- Sau đó năm 1985 Bộ THCN phối hợp với công đoàn ngành Đại học tổ
chức hội thảo về giáo dục giới tính cho sinh viên Đại học, tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ đoàn, cán bộ tuyên huấn, cán bộ giáo vụ các trường ĐH và THCN về vấn đề giáo dục giới tính.
- Cùng năm 1985 trung ương hội LHPN Việt Nam đã triển khai phong trào giáo dục “3 triệu bà mẹ nuôi con khoẻ dạy con ngoan” trong đó có nội dung giáo dục giới tính cho con trẻ ở tuổi dậy thì. Và lần đầu tiên ở nước ta vấn đề giáo dục giới tính cho con ở lứa tuổi các bà mẹ có con ở tuổi dậy thì.
- Đến năm 1988 được sự tài trợ của quỹ dân số LHQ-UNEPA cùng với sự giúp đỡ kỹ thuật của UNESCO khu vực - Bộ giáo dục đào tạo đã giao cho Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện đề án VIE/88/P09 về giáo dục gia đình và giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10 - 11- 12 mà trọng tâm là giáo dục gia đình cho học sinh lớp 10-11, giáo dục giới tính cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Chương trình của đề án tập trung vào 2 chủđiểm.
* Các chủđiểm về tâm lý - giáo dục gồm: gia đình - khái niệm vai trò và các giai đoạn phát triển của gia đình, các mối quan hệ gia đình và cách ứng xử, quản lý gia đình, trách nhiệm làm cha mẹ, bổn phận làm con v.v.. tình yêu, tình bạn.
* Các chủ điểm về sinh học như là: giới tính về sự khác biệt nam, nữ; những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì; Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản nam và nữ các bệnh lây lan qua đường sinh dục, hậu quả có thai ở tuổi vị
thành niên.v.v...
Như vậy là lần đầu tiên (năm 1988) trong nhà trường phổ thông ở nước ta học sinh được học một cách có hệ thống về "những điều bí ẩn, của chính mình và của các mối quan hệ với người khác giới".
Tóm lại: Có thể nói rằng trong tình hình dân số phát triển nhanh như ở
nước ta giáo dục gia đình, giáo dục giới tính là cách tiếp cận vi mô để giải quyết vấn đề dân số của quốc gia. Nó tác động vào khía cạnh cá nhân, hướng vào thanh thiếu niên tuổi hôn nhân để giải quyết tận gốc vấn đề tăng dân số
của những năm cuối thế kỷ 20 và ổn định dân số vào những năm đầu TK 21.