IV. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
6. Phương pháp Thưởng Phạt
Phương pháp thưởng phạt nhằm đánh giá hành vi của con trẻ trong gia
đình đồng thời kích thích thúc đẩy điều chỉnh hay kìm hãm hành vi ứng sử
của con trẻ củng cố và phát triển những hành vi tốt đã hình thành ở các em. * Phương pháp khen thưởng:
Phương pháp khen thưởng là phương pháp cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng sử của con trẻ trong gia đình ở nhà trường và xã hội nhằm khích lệ, động viên con trẻ
Khen thưởng có tác dụng khẳng định hành vi được khen của con trẻ đúng đắn, là phù hợp với các chuẩn mực được xã hội quy định.
Thông qua phương pháp khen thưởng giúp con trẻ tự khẳng định hành vi tốt của mình củng cố và phát triển được niềm tin về các chuẩn mực xã hội có liên quan đến những hành vi tốt mà con trẻđã thực hiện
Khen thưởng có tác dụng kích thích con trẻ tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực.
Để phương pháp khen thưởng có hiệu quả cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần quan tâm chú ý:
- Phải căn cứ vào hành vi thực tế của con trẻđể tiến hành khen thưởng. - Khen thưởng phải khách quan công bằng
- Khen thưởng phải kịp thời đúng lúc, đúng chỗ
- Cần phải phối hợp giữa khen thường xuyên với khen quá trình, cần kết hợp nhiều hình thức khen thưởng: Tỏ thái độ, dùng lời khen, tặng thưởng bằng quà...
Khen thưởng có tác dụng làm tăng thêm sự khẳng định giá trị và ý nghĩa của những hành vi tốt và luôn lôi cuốn các con trẻ khác trong gia đình làm theo những hành vi tốt.
* Phương pháp Trách - Phạt:
Là phương pháp cha mẹ và những người lớn otuổi trong gia đình biểu thị sự khẳng định, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của con trẻ
so với các chuẩn mực xã hội và gia phong của gia đình.
Trách phạt có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục nó có tác dụng tạo cơ hội buộc trẻ em mắc lỗi lầm trong ứng sử phải ngừng ngay những hành vi sai trái một cách tự giác đồng thời kích thích họ nâng cao ý thức tự
kiềm chếđể trong tương lai không mắc những hành vi tương tự.
Thông qua phương pháp trách phạt cha mẹ nhắc nhở con trẻ không vi phạm các chuẩn mực xã hội, không rơi vào những hành vi sai trái như những em đã bị trừng phạt.
Để trách phạt con trẻ có hiệu quả cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần chú ý:
+ Khi trách phạt cần căn cứ vào loại hành vi sai lệch, tính chất của hành vi sai lệch để trách phạt con trẻ.
+ Trách phạt phải khách quan công bằng.
+ Trách phạt phải có tác dụng làm cho người bị phạt thấy rõ sai lầm của mình và chấp nhận hình thức mức độ trách phạt từđó họ có những ân hận về
lỗi lầm của mình và có quyết tâm sửa chữa sai lầm đó đẻ không tái phạm trong những lần tiếp theo.
+ Trách phạt phải bảo đảm tôn trọng nhân cách của người bị phạt.