Phương pháp giáo dục bằng nêu gương

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 38)

IV. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

2. Phương pháp giáo dục bằng nêu gương

Phương pháp giáo dục bằng nêu gương là cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình dùng những tấm gương tiêu biểu trong học tập, lao động, rèn luyện, v.v... để kích thích con trẻ trong học tập, và làm theo, hoặc cũng có thể dùng những tấm gương phản diện để nhắc nhở, giáo dục trẻ em tránh những hành vi tương tự.

Nêu gương là phương pháp có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển năng lực phê phán và năng lực đánh giá hành vi của người khác từđó rút ra kết thúc, kết luận thiết thực đối với bản thân.

Thông qua phương pháp giáo dục nêu gương giúp trẻ em học và làm theo những gương tốt tránh được những gương xấu đồng thời cũng giúp trẻ

hình thành được niềm tin về các chuẩn mực xã hội.

Để nêu gương có hiệu quả cha mẹ và những người lớn tuổi cần lưu ý: - Cha mẹ cần phải nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, nắm vững

đặc điểm, trình độ nhận thức của con trẻđể lựa chọn những tấm gương sáng hay phản diện cho phù hợp. (Lấy tấm gương sáng là chủ yếu).

- Những tấm gương đưa ra phải gần gũi với cuộc sống thực tế, phải có tính điển hình, cụ thể tránh tràn lan lung tung.

- Những tấm gương đưa ra phải toàn diện chưa đựng những khía cạnh phong phú tránh đơn điệu nghèo nàn (ví dụ: Học giỏi những chăm lâu, ngoan ngoãn).

- Những tấm gương đưa ra phải có tính khả thi tránh quá lý tưởng, khó làm theo được.

- Cha mẹ phải kích thích con trẻ tự nêu gương đồng thời cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng để con trẻ học tập và làm theo.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)