NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 30 - 37)

Chương I: GIA ĐÌNH - TẾ BÀO CỦA XÃ HỘI

Chương 2: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

III. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH

Giáo dục gia đình đòi hỏi các bậc làm cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình phải quán triệt tính mục đích trong mọi hoạt động giáo dục con cái nhằm giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.

Mục đích giáo dục của gia đình phải phù hợp với mục đích giáo dục của xã hội và mục đích giáo dục của nhà trường. Để làm tốt được điều này đòi hỏi cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình phải thống nhất với nhau về nội dung, phương pháp để đạt được mục đích đó trong mọi suy nghĩ và hành động.

2. Cha mẹ và người lớn phải gương mẫu trước con trẻ

Sự gương mẫu của cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình là vô cùng cần thiết. Nó là điều kiện rất quan trọng để giáo dục trẻ em, bởi lẽ trẻ thường hay bắt chước, trước khi nhận thức. Vì vậy mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

"Dạy các cháu thì nói với các cháu tẻ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ thành người tốt trước hết các cô, các chú phải là người tốt".

Thật vậy trong thực tiễn chúng ta cũng rất thường gặp trẻ em kế thừa được những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình. Cũng có nhiều trẻ em hư do nguyên nhân cha mẹ là những người sống không gương mẫu, có hành vi phạm pháp.

Sự gương mẫu của cha mẹ là cơ sở tạo nên uy tín của cha mẹ trước con trẻ. Uy tín của cha mẹ có sức cảm hoá thuyết phục con trẻ rất mạnh mẽ không thể gì so sánh nổi. Uy tín đó được thể hiện qua lời nói của cha mẹ, những yêu cầu của cha mẹ đối với con trẻ được con trẻ lắng nghe và tự giác làm một cách sáng tạo qua sự tin yêu kính trọng của con trẻ đối với cha mẹ.

Khi còn nhỏ con trẻ nhận thức chủ yếu trên cơ sở cảm tính chúng rất yêu quý bố mẹ, cho nên mọi hành vi của bố mẹ dưới con mắt trẻ thơ đều là hợp lí. Sang đến tuổi nhi đồng và thiếu niên vốn tri thức hiểu biết của con trẻ đã được mở rộng và ở tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đánh giá đến hành vi của người khác một cách nghiêm túc. Các em đòi hỏi sự gương mẫu của người lớn một cách khắt khe hơn là bản thân. Vì vậy nếu cha mẹ và người lớn tuổi thiếu gương mẫu về đạo đức sẽ bị coi thường, họ sẽ bị mất niềm tin đối với con trẻ, làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ với con trẻ trở nên không bình thường dẫn đến hậu quả khó lường trước được.

3. Bảo đảm giáo dục gắn với đời sống, với lao động

Lý luận và thực tiễn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mọi tri thức lý luận có nguồn gốc từ thực tiễn nhưng nó lại có một sứ mệnh vô cùng quan trọng là quay trở lại phục vụ thực tiễn. Lý luận giáo dục gia đình được

đúc kết từ thực tiễn giáo dục nhưng nó có nhiệm vụ phải tham gia cải tạo thực tiễn bằng việc làm đào tạo ra những nhân cách mới đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Mục đích của giáo dục gia đình là đào tạo thế hệ trẻ thành người chủ trong tương lai, là người trực tiếp lao động và cải tạo xã hội. Vì vậy trong quá trình giáo dục đòi hỏi các bậc làm cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình phải gắn liền dạy trẻ bằng lời nói thuyết phục với thực tế cuộc sống, sinh hoạt của gia đình và hoạt động lao động xây dựng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ CNH, HĐH.

Đảm bảo giáo dục gắn với đời sống, lao động xây dựng, bảo vệ cha mẹ và những người lớn tuổi đưa trẻ em vào trong thực tế cuộc sống và hoạt động lao động thông qua những hoạt động ấy làm cho tư tưởng, nhận thức của trẻ em về những chuẩn mực xã hội thống nhất với hành vi và niềm tin về các chuẩn mực xã hội đó.

Quá trình giáo dục là quá trình chuyển hoá các quan hệ xã hội, các yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội thành nhu cầu thể hiện của bản thân đối tượng và phải được thể hiện thành nhu cầu thực hiện thành những hành vi và thói quen tương ứng.

Hành vi và thói quen của trẻ chỉ có thể được hình thành củng cố một cách bền vững trong cuộc sống, trong hoạt động và giao lưu. Vì vậy mà giáo dục gắn với đời sống, với lao động trở thành một nguyên tắc giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong giáo dục trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Để thực hiện tốt nguyên tắc giáo dục này cha mẹ cần lưu ý:

Mọi hoạt động của gia đình luôn gắn liền với hoạt động lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương cộng đồng và bảo vệ Tổ quốc. Cha mẹ phải nắm cho được mọi chủ trương chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước của địa phương nơi mình đang sinh sống.

Cha mẹ phải làm cho trẻ quan tâm đến cuộc sống hiện tại của gia đình quan tâm đến những người thân trong gia đình. Quan tâm đến các sự kiện lớn trong đời sống chính trị, kinh tế và quốc phòng, văn hoá xã hội của đất nước.

Hiểu được những thành tựu, những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn cải tạo xã hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mỗi gia đình mỗi công dân đối với xã hội.

Cha mẹ cần tổ chức cho con em mình trực tiếp tham gia vào các hoạt động lao động và lao động để tổ chức tốt cuộc sống gia đình, hoạt động lao động, xây dựng phát triển kinh tế gia đình, các hoạt động lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động lao động nhằm giúp các em hiểu rừ được ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống đối với con người đối với cuộc sống gia đình đối với lao động hình thành cho trẻ kỹ năng lao động giỏi.

Cùng với việc tổ chức cho con trẻ tham gia các hoạt động lao động cha mẹ nên cho các em tiếp xúc với những nhân tố mới trong cuộc sống, lao động.

Thông qua những nhân tố mới đó giáo dục tinh thần, ý thức đối với lao động cho trẻ đồng thời kích thích các em sống học tập và làm theo các gương tốt.

Giáo dục gắn với đời sống, với lao động có nghĩa là cha mẹ và những người lớn tuổi phải tổ chức tốt cuộc sống, tổ chức tốt hoạt động và giao lưu cho trẻ em trong gia đình.

4. Tôn trọng nhân cách trẻ em, đảm bảo đúng quyền, bổn phận của trẻ em Tôn trọng nhân cách trẻ em là yêu cầu cha mẹ phải nghiên cứu đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của trẻ em, đối xử với các em một cách bình đẳng, lắng nghe ý kiến chân thành của trẻ em, luôn luôn đề cao phẩm giá, lòng tự trọng của trẻ. Tin tưởng vào ý muốn tốt đẹp, tinh thần cầu tiến, nghị lực của trẻ, sẵn sàng chia sẻ với trẻ những niềm vui và nỗi buồn, sự thành công và thất bại của chúng trong mọi hoạt động.

Yêu cầu hợp lí đối với con trẻ là trong công tác giáo dục cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình luôn đề ra những tiêu chuẩn, và những công việc hợp lý, vừa sức ngày càng nâng cao dần đối với trẻ. Và khi đã có

yêu cầu hợp lí cha mẹ yêu cầu trẻ thực hiện một cách nghiêm túc. Cha mẹ phải có thái độ nghiêm túc đúng mực khi trẻ em không thực hiện đúng yêu cầu, tránh tình trạng nhân nhượng, nuông chiều dễ dãi buông lỏng sẽ dẫn đến những tác hại khó có thể lường trước được.

Nghiêm khắc đúng mực là phải kiên quyết khước từ những yêu cầu bất hợp lý của trẻ, không chạy theo mọi ý thích của con không dung túng những sai lầm thiếu sót của con trẻ, nhưng cần phải mềm dẻo, kiên trì thuyết phục cảm hoá, tránh gây căng thẳng với trẻ em. Không nên mắng nhiếc trẻ nhiều.

Bởi như vậy sẽ làm cho trẻ mất niềm tin và trở nên nhút nhát, trơ lì, bướng bỉnh. Mà cần phải giúp trẻ nhận thức được cái trẻ đã làm đúng, cái trẻ chưa làm được, từ đó giúp trẻ tự hoàn thiện nhân cách của mình.

Hệ thống các yêu cầu do cha mẹ đề ra đối với con cái phải được cá thể hoá. Yêu cầu càng được cá thể hoá bao nhiêu thì càng tốt với trẻ bấy nhiêu.

Cha mẹ cần lưu ý giữa tôn trọng và yêu cầu cao luôn luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Càng tôn trọng trẻ bao nhiêu thì cha mẹ càng cần phải đề ra các yêu cầu hợp lí đối với trẻ bấy nhiêu.

Nhà giáo dục Makarencô đã khẳng định: "Trong phép biện chứng của chúng ta hai cái đó thống nhất với nhau, khi ta đòi hỏi ở con người thật nhiều thì bản thân sự đòi hỏi đã bao gồm sự tôn kính của chúng ta".

Để tôn trọng và yêu cầu hợp lý đối với con trẻ đòi hỏi cha mẹ phải luôn luôn nắm vững đặc điểm tâm lí trẻ em qua từng giai đoạn lứa tuổi, đối xử với con trẻ một cách bình đẳng, luôn luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của con trẻ.

Phải có tình thương yêu, thông cảm vị tha đối với con trẻ và phải là người bạn lớn đối với con.

Trong giao tiếp với con trẻ cha mẹ phải tôn trọng quyền của trẻ, tôn trọng nhân cách của trẻ và phải có thái độ tự kiềm chế trong quan hệ với con trẻ cả khi con trẻ có những hành vi đi ngược lại mong muống của cha mẹ.

Trong quá trình tổ chức cuộc sống gia đình cha mẹ cần phải đề ra những yêu cầu hợp lý vừa sức với con trẻ và cần phải hướng dẫn con trẻ thực

hiện nghiêm túc những yêu cầu do cha mẹ đã đề ra. Đồng thời cha mẹ cần phải có những lời lẽ động viên, kích thích con trẻ, để các em tự đề ra yêu cầu và tự thực hiện yêu cầu mà cha mẹ vẫn thường mong đợi ở con trẻ.

5. Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội Thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội là cha mẹ và những người lớn tuổi phải phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thống nhất về mục đích, nội dung và phương pháp, phương tiện giáo dục. Nhằm tiến hành giáo dục trẻ em ở mọi nơi, mọi lúc và tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục con trẻ. Giúp cho con trẻ phát triển đúng hướng.

Thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội là tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh đối với con trẻ. Đồng thời còn thể hiện nguyên lý giáo dục của Đảng, luật giáo dục và luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Nguyên tắc này đòi hỏi cha mẹ phải thường xuyên, chủ động kết hợp với nhà trường và các lực lượng xã hội để giáo dục trẻ, nghe họ cung cấp thông tin để đánh giá một cách chính xác, phối hợp với nhà trường với các lực lượng xã hội về nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức để giáo dục con trẻ.

Cha mẹ nên hưởng ứng tích cực các biện pháp giáo dục do nhà trường phối hợp với tổ dân phố, tổ chức đoàn thể đề ra... Mỗi người làm cha mẹ cần lắng nghe và bàn bạc với các thầy cô giáo, các lực lượng giáo dục khác về kinh nghiệm giáo dục con trẻ trong gia đình với một thái độ cầu thị thực sự.

Không nên có thái độ giấu giếm che đậy những thiếu sót những sai lầm của con trẻ mà cần phải trao đổi đối với nhà trường và các lực lượng giáo dục xã hội để tìm cách tích cực nhất để tháo gỡ những vướng mác trong giáo dục con trẻ.

Đồng thời trong cuộc sống gia đình cha mẹ cần phải biết kết hợp chặt chẽ các ảnh hưởng giáo dục trong gia đình của mình. Đó là sự thống nhất giữa cha và mẹ, giữa ông bà với cha mẹ trong sự giáo dục con trẻ.

Trong gia đình không nên có hiện tượng bố nghiêm khắc, mẹ lại nuông chiều, ông bà chiều chuộng nhưng bố mẹ lại quá nghiêm khắc.

Làm tốt việc kết hợp các lực lượng giáo dục để thống nhất các ảnh hưởng giáo dục. Mọi người, mọi cương vị khác nhau có thể giáo dục bằng nhiều cách khác nhau. Song tất cả đều được quy về một mục đích chung nhất.

Làm tốt việc kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng giáo dục cũng có nghĩa là tạo ra cho con trẻ một môi trường sống lành mạnh.

6. Nguyên tắc bảo đảm tính cá biệt

Đảm bảo tính cá biệt trong giáo dục là đòi hỏi cha mẹ phải nắm vững đặc điểm tâm lý của con trẻ. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp tác động giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển năng lực riêng và cá tính tốt của mình đồng thời thực hiện mục đích giáo dục toàn diện của gia đình đối với mọi thành viên.

Xuất phát từ tình cảm gia đình, từ trách nhiệm và nghĩa vụ của những người làm cha, làm mẹ, hàng ngày, hàng giờ thường xuyên tiếp xúc với con trẻ vỡ vậy đũi hỏi cỏc bậc làm cha mẹ phải hiểu con trẻ về mọi mặt, nắm rừ năng lực sở trường của con, những nhu cầu hiện có và sẽ có của con, những hành vi và thói quen chưa tốt và cá tính của con. Trên cơ sở đó cha mẹ có thể tìm ra các biện pháp thuyết phục, cảm hoá, giáo dục con trẻ.

7. Giáo dục gia đình phải lấy tình thương yêu làm nền móng

Giáo dục gia đình không phải là một quá trình trói buộc trẻ bằng quyền uy của những người làm cha, làm mẹ mà là quá trình khơi gợi những tài năng và đức hạnh cao quý trong mỗi tâm hồn trẻ thơ. Muốn làm được điều đó đòi hỏi các bậc làm cha mẹ phải dùng tình thương yêu cảm hoá chăm sóc của cha mẹ đối với con trẻ nhằm tạo ra sự đồng cảm, lương tâm và tình cảm sâu sắc của trẻ. Thực tiễn đã cho thấy vì tình yêu thương mà con trẻ phục tùng và tín nhiệm cha mẹ hay vì tình thương yêu mà con trẻ đã vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu phấn đấu của mình thoả lòng mong ước của cha mẹ. Trong thực tế đã có những trường hợp trẻ mắc lỗi bố mẹ đe nẹt

nhưng con không nhận lỗi nhưng khi ông bà dùng tình thơng yêu khuyên nhủ đứa trẻ đã nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa sai lầm. Vì vậy đòi hỏi cha mẹ phải gần gũi quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ, tạo ra tình thương yêu trìu mến đối với trẻ. Tạo cho trẻ có một chỗ dựa tinh thần vững chắc nhằm tạo ra động lực giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.

8. Giáo dục gia đình phải bảo đảm thường xuyên liên tục

Trong quá trình giáo dục muốn hình thành một phẩm chất nhân cách tốt cho trẻ đòi hỏi phải có một thời gian tương đối lâu dài và khi phẩm chất mói được hình thành và chưa có tính bền vững vì vậy cha mẹ cần quan tâm củng cố phẩm chất đó một cách thường xuyên liên tục để giữ vững phẩm chất đó trong trẻ. Điều quan trọng hơn cả là cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần phải giúp cho trẻ có lập trường tư tưởng vững vàng để các em có thể chiến thắng những cám dỗ của cuộc sống đời thường ở mọi nơi mọi chỗ. Cha mẹ không được lơ là, buông lỏng trong giáo dục gia đình.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)