GIÁO DỤC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 54 - 57)

Chương III: KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VỚI NHÀ TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI

III. GIÁO DỤC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH

1. Giáo dục của xã hội

Cụm từ “giáo dục của xã hội” đang xem xét và được hiểu là giáo dục mang tính xã hội và hiểu theo nghĩa rộng hơn là: Nó là nền giáo dục được tổ chức và tiến hành trong các cơ quan do nhà nước muốn hoặc do xã hội thiết lập. Xã hội vì chịu trách nhiệm đào tạo những công dân tương lại của mình, xã hội hoạch định các chương trình, quyết định giá và như vậy dù mục tiêu cuối cùng, xác định các chuẩn mực đánh giá và như vậy dù muốn hay không:

giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội. Bởi vậy giáo dục gia đình luôn phải cập nhật những yêu cầu, đòi hỏi do xã hội đề ra.

Giáo dục của xã hội rất giàu tiềm năng và được thể hiện ở nhiều lĩnh vực. Ví dụ như: giáo dục truyền thống, sự định hướng các giá trị và những chuẩn mực giá trị mà xã hội đã quy định… Tất cả các tiềm năng trong các lĩnh vực giáo dục của xã hội đã truyền lại cho thế hệ trẻ những tập tính xã hội.

Và chính những tập tính này đã làm cho thế hệ trẻ trở thành những công dân của đất nước.

Phạm vi của chương này chúng ta chỉ xem xét giáo dục của xã hội theo nghĩa hẹp hơn đó là: Những hoạt động giáo dục do các đoàn thể của nhân dân tham gia thực hiện, cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan chức năng đóng tại cộng đồng nơi học sinh sinh sống và học tập. Huy động được các tiềm năng giáo dục trên tham gia vào quá trình giáo dục được xem như là đã tiến hành xã hội hoá giáo dục một trong những quan điểm lớn mà chúng ta đang theo đuổi và đang thực hiện.

Công tác giáo dục của xã hội được thực hiện bằng các phương thức như:

- Sự nêu gương của người lớn, việc đỡ đầu của nhà trường (củng cố và phát triển cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực).

- Việc thành lập và hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp (đặc biệt là hội đồng giáo dục cấp huyện).

- Sự tham gia tích cực của các đoàn thể ở địa phương đối với công tác giáo dục trẻ em nơi cộng đồng dân cư.

- Đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ nữ, CCB hội khuyến học ở địa phương.v.v…

Mỗi một tổ chức, đoàn thể quần chúng đều có sức mạnh và thế mạnh khác nhau trong công tác giáo dục trẻ em. Gia đình phải biết tận dụng những kinh nghiệm quý báu đó của các tổ chức, đoàn thể quần chúng đó trong quá trình giáo dục trẻ em.

2. Nội dung phối hợp giáo dục

a. Phối hợp với các tổ chức các lực lượng giáo dục của người lớn trong xã hội để nắm tình hình học tập, tu dưỡng rèn luyện của con em.

b. Chủ động vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện cùng các cơ sở sản xuất, các đoàn thể xã hội. Các cơ quan văn hoá giáo dục ngoài trường với hội phụ huynh học sinh để nắm bắt được nhà trường cái đúng, sai của con em để bảo ban dạy dỗ uốn nắn.

c. Theo dừi quỏ trỡnh học tập rốn luyện và tu dưỡng của học sinh ở địa phương phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.

d. Tham gia tích cực trong các buổi tổ chức phổ biến tri thức về KHGD.

e. Tích cực tham gia vào quỹ khuyến học ở địa phương.

Tóm li: Kết hợp chặt chẽ các ảnh hưởng giáo dục cảu gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội là thể hiện quán triệt đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, là ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước và nguyện vọng của nhân dân trong sự nghiệp CNH - HĐH hiện nay. Vì vậy đòi hỏi những người làm cha, mẹ hãy thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình trong quá trình giáo dục con trẻ.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Tại sao phải kết hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục học sinh.

2. Nêu đầy đủ những hình thức kết hợp giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường.

3. Trình bày những điều kiện kết hợp của xã hội mà cha mẹ có thể tận dụng và huy động vào quá trình giáo dục con trẻ (học sinh)

4. Bác Hồ có nói: “Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục gia đình và giáo dục xã hội cũng không hoàn toàn” Bằng lý luận giáo đã học Anh(chị) hãy chứng minh ý kiến trên của Bác.

Chương IV

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH MỘT BỘ PHẬN ĐẶC BIỆT CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Thời gian giảng dạy: Thời gian thảo luận:

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)