KHÁI NIỆM GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 61 - 65)

Chương III: KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VỚI NHÀ TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI

II. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

Thuật ngữ Giới (Gender) mà ta quen dùng là một khái niệm xã hội huyện hiện đại, một phạm trù triết học chỉ vai trò, trách nhiệm, hành vi, cách sống mối quan hệ của nam hay giới nữ trong xã hội. Những yếu tốt do xã hội tạo nên do xã hội quyết định chứ không phải do sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Và vì thế nội dung của khái niệm giới có thể thay đổi theo từng thời đại, từng nền văn hoá.

Giới sinh học (sex) đã được quyết định ngay từ khi một con người ra đời, thuộc về nam (male) hay nữ (female). Sự sắp xếp loài người thuộc 2 giới nam, nữ thực hiện ở giai đoạn sau đẻ này thường chỉ căn cứ vào bộ phận sinh dục ngoài và mới chỉ có ý nghĩa hành chính nhằm hoàn thành những thủ tục khai sinh. Thủ tục đăng ký một con người bắt đầu ra nhập cộng đồng xã hội.

Muốn phân chia chính xác và đầy đủ 2 giới nam, nữ về mặt sinh học. Người ta còn phải căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn phức tạp hơn như: nhiễm sắc đồ, bộ phận sinh dục ngoài và trong, tuyến sinh dục, tình trạng hoóc moon.v.v... Giới sinh học là tổng thể những đặc tính hình thái và chức năng có sẵn ngay từ khi mới sinh ra không thay đổi.

Thí dụ: Chỉ có phụ nữ (ở mọi thời đại và mọi nước) mới sinh đẻ và chỉ có nam giới mới có tính trùng.

Những vấn đề về bản sắc giới (gendef identity) nữ tính (feminity) nam tính (maseulinity) gọi chung là giới tính - vì chúng là một khu vực rất phong phú trong khoa học về giới, và là đề tài lý thú của nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Không phải giới sinh học như thế nào thì sẽ phát

triển một giới tính tương tự. Sự hình thành giới tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Giới tính là tổng thể những đặc điểm tâm lý, tính cách hành vi của từng giới là toàn bộ những biểu hiện mà ta quan sát được (cách ứng xử, nói năng, ăn mặc sở thích) nó chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường sống, hoàn cảnh xã hội, nền văn hoá của môi trường sống, hoàn cảnh xã hội, nền văn hoá của môi trường đó nó không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội. Mỗi thời đại, mỗi xã hội có những chuẩn mực riêng về giới tính, đòi hỏi mỗi giới phải có những phẩm chất nhất định về hành vi ứng xử, đạo đức.

2. Khái niệm giáo dục giới tính

Có nhiều định nghĩa về giáo dục giới tính

* Theo A.G Khơricôpva và D.B. Kôlêxôp:

Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất những đặc trưng và những khuynh hướng phát triển của nhân cách nhằm xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với những người thuộc giới khác.

Định nghĩa này cho thấy phạm vi của giáo dục giới tính không chỉ bó hẹp ở việc giáo dục mối quan hệ giữa nam và nữ mà bao gồm cả việc giáo dục những mới quan hệ nam nữ trong đời sống cũng như học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí... Giáo dục cho con người biết rèn luyện những phẩm chất giới tính nhằm phát huy thế mạnh của giới tính.

* Theo bách khoa toàn thư y học phổ thông do Pêtrôpski chủ biên

"Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho nhi đồng, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề giới tính".

Định nghĩa này ngoài góc độ giáo dục còn đứng ở góc độ y học để xem xét nội dung giáo dục giới tính, giúp thế hệ trẻ biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người khác trong quan hệ nam nữ.

* Theo từ điển bách khoa về giáo dục:

"Giáo dục giới tính là giáo dục về chức năng làm một con người, có giới tính điều quan trọng là đề cập vấn đề giới tính một cách công khai và đầy đủ trong lớp học, từ nhà trẻ đến đại học giúp cho học sinh cảm thấy an toàn và tự do trong việc biểu lộ các cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính".

Định nghĩa này nêu bật được bản chất của công tác giáo dục giới tính.

Đó là sự định hướng cho thế hệ trẻ cách sống đúng đắn của con người có giới tính. Việc giúp cho thế hệ trẻ làm "một con người có giới tính" là điều hết sức cần thiết trong cuộc sống. Nhiều người không nhận thức được việc thiếu "nữ tính" của phụ nữ hoặc "nam tính" của đàn ông là một tai hại. Tại hại vì khi mất đi "cái tôi" thì đồng thời hệ thống quan hệ với người khác giới cũng bị phá vỡ "tính nữ" bị mất đi khi người con gái cố bắt chước để giống con trai nên hành vi cử chỉ tác phong trở thành thô kệch hoặc ngang tàng đến mức lố lăng. Họ đánh mất "nữ tính" khi họ coi sự e thẹn, dịu dàng, danh dự của người con gái là những cái đã "cũ rích" cần phải được vứt bỏ. Làm như vậy thật ra họ đã vứt bỏ mất những đặc trưng giới tính mang tính hấp dẫn nhất đối với người khác giới, khiến thế giới cũng thiệt thòi vì mất đi vẻ đẹp dịu dành của người phụ nữ.

Trong phạm vi gia đình thì sự đi lệch chuẩn mực trong lĩnh vực tự ý thức về giới tính cũng chứa đầy những hậu quả tiêu cực làm mất đi sự hài hào của đời sống gia đình. Tính nữ ở người vợ thể hiện sự dịu dành âu yếm, sự tinh tế và lòng tin cậy, lòng vị tha thể hiện ở ý thức mong muốn làm vui lòng người khác và biết cách mang lại nguồn vui cho người thân yêu trong gia đình. Ý thức đó là nguồn cổ vũ giữ vững nghị lực của chồng.

* Nam tính ở người chồng đó là: tính công dân đi đôi với tính chất của người cha xứng đáng: có đôi tay vững vàn để chèo chống con thuyền gia đình vượt lên mọi sóng gió, thác ghềnh của cuộc đời. Tính độc lập tự chủ và ý thức trách nhiệm đối với công việc trong gia đình và ngoài xã hội, lòng hào hiệp độ lượng sự trung thực trong tình yêu và trong cuộc sống.

Những "tính nam", "tính nữ" không thể hình thành một cách tự nhiên mà con người phải trả qua một quá trình được giáo dục, được rèn luyện mới có được. Ngay những chức năng giới tính mà thiên nhiên đã bẩm phú cho người đàn ông và người đàn bà đó là chức năng truyền giống ở người đan ông, chức năng sinh để ở người đàn bà cũng cần được giải thích làm sáng tỏ cơ sở khoa học của sự hoạt động có quy luật của hành vi tình dục nhằm mang lại sự "an toàn" và "tự do" cho con người. Con người chỉ cảm thấy "tự do" khi đã nắm vững được cái "tất yếu" nắm vững những quy luật phát triển sinh lí, tâm lí của con người mà thôi. Định nghĩa còn đề cập đến vai trò của các cơ quan giáo dục của nhà trường là nơi có đủ điều kiện thuận lợi trong việc truyền thụ cho thế hệ trẻ những kiến thức giới tính một cách hệ thống.

Ở đây cần phân biệt giáo dục giới tính và tình dục. Giáo dục về tình dục nhằm giúp các em thanh, thiếu niên có được kiến thức khoa học về sinh lý học, tình dục học và về sinh học... Về các vấn đề giới tính và đời sống tình dục. Việc giáo dục về tình dục cho các em thiếu niên, thanh niên theo các nhà khoa học chỉ nên bắt đầu từ năm lớp 10.

Tóm li: Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách phát triển câu đối, toàn diện. Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết giới tính cần thiết. Hình thành cho họ những phẩm chất giới tính của mình, giới thiệu cho họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với người khác giới ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, rèn luyện cho họ ý chí làm chủ bản năng, làm chủ quá trình sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, của gia đình và của cộng đồng xã hội.

3. Nhiệm vụ của giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây.

* Giúp thế hệ trẻ nắm vững hệ thống kiến thức sinh lý học và giải phẫu cơ quan sinh dục, các giai đoạn phát triển sinh lý giới tính của con người, tâm sinh lý của đời sống tình dục, sự thụ tinh và sự phát triển của

bào thai, có thai và sự sinh đẻ, vô sinh giới tính, vô sinh tình dục và các biện pháp phòng tránh thai.

* Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng của con người, biết quan tâm đến những đặc điểm giới tính của người khác giới trong quá trình hoạt động chung.

* Giáo dục khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với người khác. Biết phân biệt tốt, xấu đúng sai trong phạm vi quan hệ khác giới.

* Giáo dục thái độ trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân mình và sức khoẻ của người khác, ý thức được những tai hại, nguy hiểm do quan hệ tình dục ở tuổi vị thành viên.

* Giáo dục khát vọng có một gia đình hạt nhân hoà thuận, lành mạnh và vững chắc đáp ứng được những yêu cầu của xuất hiện tiến bộ ngày nay: Có một, hai con khoẻ mạnh và nuôi dạy con cho tốt.

* Giáo dục thái độ phê phán đối với những biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, lừa đảo, lối sống phóng đãng coi khinh phụ nữ, tính "nhẹ dạ cả nể" hoặc tự đánh mất phẩm giá của người phụ nữ trong quan hệ với người khác giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục gia đình (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)