II. NỘI DUNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
4. Các mặt giáo dục khác
* Tổ chức cho trẻ vui chơi có văn hoá
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu ở trẻ em trong gia đình vui chơi giúp trẻ có tâm lý thoải mái, phát triển về thể lực, mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển năng lực nhận thức và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ... Ngoài ra vui chơi còn giúp trẻ hình thành những tình cảm, những phẩm chất tốt đẹp của con người như: Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, khả năng hợp tác, tính tự giác, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo trong vui chơi. Các trò chơi nghệ thuật còn có tác dụng giáo dục tính thẩm mỹ cho trẻ. Vì vậy mà cha mẹ cần phải làm tốt các việc sau đây:
- Tạo điều kiện cho trẻđược vui chơi thoải mái: chỗ chơi, đồ chơi. - Giúp trẻ lựa chọn trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi và trình độ. - Hướng dẫn trẻ cách chơi và chú ý giáo dục phẩm chất đạo đức. * Các loại trò chơi có thể tổ chức cho trẻ:
- Trò chơi vận động tự do với dụng cụ: đu, bập bênh, thang leo...
- Trò chơi vận động có thể lệ: trò chơi có quy định về thể lệ cách chơi mà bất cứ lúc nào cũng tuân theo: Mèo đuổi chuột, đi chốn đi tìm.
- Trò chơi học tập: là trò chơi có mục đích giúp trẻ phát huy trí tuệ, phát triển năng lực quan sát tư duy: Tập tô, tập vẽ...
- Trò chơi luyện giác quan: ghi nhớ bằng mắt, ghi nhớ bằng tai phân biệt đồ vật qua xúc giác.
- Trò chơi phán đoán, suy sét: cờ vua, đi đường.
- Trò chơi phát triển trí nhớ: nhận xét từng bộ đồ vật phân biệt thừa thiếu, tốt đẹp xấu.
(... rất nhiều loại trò chơi khác nữa). * Giáo dục rèn luyện hành vi có văn hoá
Giáo dục hành vi có văn hoá cho trẻ em là một nội dung rất quan trọng trong giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ em. Văn hoá trong hành vi đòi hỏi những cử chỉ đẹp, những hành vi đẹp. Giáo dục học đã khẳng định rằng: Những tiêu chuẩn những quy tắc hành vi được con người quán triệt ngay từ nhỏ sẽ trở thành một phẩm chất có giá trị cho xã hội và
đối với con người đó là một phẩm chất mà con người cho rằng "sự có giáo dục". Giáo dục tư tưởng đạo đức có thể bắt đầu từ tri thức rồi dẫn đến hành vi, cũng có thể từ hành vi mà dẫn đến tri thức và từ những tri thức mới để
dẫn đến những hành động cao hơn. Giáo dục thói quen hành vi có văn hoá là sự kết hợp giữa 2 con đường.
- Vừa dạy các em hiểu biết để thực hiện những hành vi có văn hoá. - Vừa giải thích cho các em hiểu nội dung ý nghĩa của cử chỉ, hành vi
đó nhằm góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục tư tưởng, đạo đức thẩm mỹ
cho con người.
Những nội dung của hành vi có văn hoá cần giáo dục cho con trẻ là: + Có văn hoá trong việc thể hiện hình thức của con người:
- Luôn giữ mặt mũi, chân tay, thân thể sạch sẽ. - Ăn mặc giản dị, sạch sẽ.
- Đi đứng ngay ngắn đĩnh đạc không dậm chân, lê dép.
- Ngồi thẳng tự nhiên không ngả nghiêng, không để chân tay lên ghế
khi ngồi.
- Khi ho, ngáp, hắt hơi phải lấy tay che miệng.
- Vẻ mặt luôn tươi tỉnh, vui vẻ khi tiếp xúc với người khác. + Có văn hoá trong ngôn ngữ:
- Phải biết chào khi gặp mặt và chia tay với người khác. - Nhận quà và sự giúp đỡ của người khác phải có lời cảm ơn. - Làm hỏng đồ dùng, hoặc làm phiền người khác phải xin lỗi.
- Đối với người lớn tuổi thì trong giọng nói, lời nói phải thể hiện sự
kính trọng: không nói trống không, nói năng phải lễ phép với bạn bè, em nhỏ
phải thể hiện sự trìu mến thương yêu.
- Không nói tiếng lóng, không dùng lời lẽ thô tục không nói bậy. - Không nói những điều mình chưa biết rõ, chưa hiểu.
- Không nói cướp lời người khác, không nói to lớn người đang nói với mình v.v...
+ Hành vi có văn hoá trong khi ăn:
- Ngồi vào bàn ăn phải quan tâm đến những người xung quanh. "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng".
- Cùng với mọi người để chuẩn bị ăn: Lau bát, đũa, lấy cơm.
- Khi ăn không nên hấp tấp, không nhai quá nhanh, không nên nhồm nhoàm, húp sột soạt, không gõ đũa vào bát hãy cố nhai không có tiếng động.
- Không gắp chòi lên trên hay chui xuống đũa của người khác. - Không đảo bới để chọn thức ăn.
- Không dùng thìa chung để húp nước canh.
- Không nên chê bai, dè bỉu khi thức ăn không ngon. - Không nên ăn chậm quá để mọi người chờ lâu. - Ăn xong phải cùng mọi người thu dọn mâm bát. - Lau miệng, uống nước sau khi ăn.
- Đang ăn mà ho, hắt hơi phải che miệng và quay ra ngoài... + Hành vi có văn hoá khi tiếp khách và đến chơi nhà người khác - Có khách đến chơi nhà cần niềm nở, mời khách vào nhà, pha chế
nước uống mời khách, giới thiệu với khách những người lạ trong nhà và tiếp chuyện với mọi người không bỏ quên ai cùng ngồi.
- Khi đến nhà người khác: phải gõ cửa, bấm chuông để báo trước cho chủ nhà nếu trong nhà có đông người hãy chào chủ nhà trước sau đó nhìn mọi người rồi chào chung: chào các bác, các chú, các cô... Thăm ai phải đúng hẹn nếu có sự thay đổi phải thông báo trước.
* Hành vi có văn hoá trong thực hiện: - Tập cho trẻ dậy đúng giờ quy định. - Xếp sách vở đồđạc có thứ tự.
- Tập làm việc theo kế hoạch và thời gian biểu. * Hành vi có văn hoá nơi công cộng
- Trước khi ra khỏi nhà em hãy soi gương xem quần áo ăn mặc chỉnh tề chưa.
- Ra đường gặp người họ hàng, lớn tuổi phải chào. - Đi đường phải theo đúng quy định của luật giao thông.
- Cần phải biết giúp đỡ người già, tàn tật, trẻ nhỏ khi gặp họ khó khăn trên đường.
- Gặp đám ma trên trường phải thể hiện thái độ nghiêm túc, cảm thông không được cười đùa khi linh cữu đi qua.
- Gặp người lạ hoặc khách nước ngoài không nên xúm quanh hoặc nhìn chằm chặp vào người đó.