CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.3. Quy định về công tác quản lý thuế theo Luật quản lý thuế năm 2006 ( sửa đổi, bổ sung năm 2012)
1.3.1. Nội dung trong công tác quản lý thuế
1.3.1.2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
Hoàn thuế: là việc Nhà nước trả lại số thuế mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho Ngân sách Nhà nước trong một số trường hợp nhất định.
Đây là một trong những thủ tục phức tạp nhất vì đối tượng nộp thuế phải bỏ ra thời gian và chi phí để thực hiện thủ tục hoàn thuế. Hoàn thuế mất nhiều thời gian, chi phí nếu không nắm vững quy định, thủ tục thuế có liên quan.
Các trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp bao gồm:
- Hoàn thuế cho tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật GTGT.
- Hoàn thuế cho cá nhân thuộc diện được hoàn thuế thu nhập theo quy định cùa pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Hoàn thuế cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Hoàn thuế cho tổ chức, cá nhân nộp các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước lớn hơn sô tiền thuế phải nộp.
Hồ sơ hoàn thuế:
Theo quy định của pháp luật về cơ bản hồ sơ hoàn thuế gồm:6 - Văn bản yêu cầu hoàn thuế.
- Chứng từ nộp thuế.
- Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
Hồ sơ và các giấy tờ có liên quan phải nộp tại cơ quan thuế trực tiếp có thẩm quyền hoàn thuế.
Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế7
- Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
- Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
6 Theo Điều 58 sửa đổi bổ sung của Luật Quản lý thuế năm 2012
7 Theo khoản 3 Điểm b Điều 58 Thông tư 156/TT-BTC ngày 06/11/20013 của Bộ Tài chính
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 21 Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người nộp thuế về thời gian giải quyết hoàn thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế mới đã rút ngắn thời gian giải quyết đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế; đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế. Thời gian hoàn thuế mà được rút ngắn không chỉ giúp cho người nộp thuế tiết kiệm được chi phí, công sức mà còn giúp cho các cán bộ quản lý thuế giải quyết nhanh chóng các hồ sơ xin hoàn thuế, làm cho công tác giải quyết hoàn thuế không bị chì trệ, ứ đọng. Bởi vì, chậm hoàn thuế cho cá nhân hay doanh nghiệp đều mang lại hậu quả tiêu cực và gây thiệt hại cho người xin hoàn thuế.
Ngoài việc rút ngắn thời gian ra thì còn phải xem lại các chính sách về hoàn thuế để cho công tác này thật sự mang lại lợi ích cho người nộp thuế.
Chính sách hoàn thuế hiện tại thật sự chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cá nhân hay doanh nghiệp phải chật vật xin hoàn thuế. Theo đó, ông Phi Văn Tuấn (Cục trưởng Cục thuế Hà Nội) có lời nhận xét “một hồ sơ hoàn thuế bao gồm 18 chữ kí trong đó có 13 chữ kí của 13 bản giấy A4 và năm chữ kí của lệnh hoàn trả.
Như thế, chỉ kí và sắp xếp hồ sơ cũng hết thời gian. Do vậy Cục thuế Hà Nội đề nghị chính sách hoàn thuế trong thời gian tới nên sửa theo hướng đưa ra ngưỡng nhất định thì hoàn lại cho người nộp thuế, còn không thì bù trừ vào lần quyết toán sau đó”.8 Ngoài ra, tại buổi đối thoại giữa cơ quan thuế, hải quan với hơn 600 doanh nghiệp phía Nam ngày 5/11, vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng lại một lần nữa làm nóng hội trường. Đại diện Công ty Minh Luân (chuyên nhập khẩu máy kéo nông nghiệp từ Nhật về và sửa chữa, tái xuất sang châu Âu, Nam Mỹ, Mỹ) cho biết, trước khi nhập hàng về, công ty đã gửi công văn đến hải quan xin hướng dẫn và được cho biết là thuộc loại hình tạm nhập tái xuất. Theo luật, hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng. Thế nhưng Cục thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho rằng hàng hóa của công ty không thuộc đối tượng được hoàn thuế. Do vậy, 20 ngày nay, hàng về đến cảng nhưng công ty lúng túng không biết mở tờ khai loại hình nào cho phù hợp. Kéo theo đó là những khó khăn phát sinh khi chi phí hàng tháng của doanh nghiệp trên 500 triệu đồng, công nhân lại không có việc làm vì hàng phải nằm ở cảng. Trước bày tỏ trên của doanh nghiệp,
8 Ông Phi Văn Tuấn, cục trưởng cục thuế Hà Nội, một hồ sơ hoàn thuế gồm 18 chữ kí, theo báo tuổi trẻ thứ bảy ngày 5 tháng 7 năm 2014 bài viết của Ánh Hồng – L.Thanh
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 22 Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết vướng mắc nằm chỗ Cục giám sát quản lý và Cục thuế xuất nhập khẩu không thống nhất nhau.Theo ông Tuấn, hướng dẫn của Cục giám sát quản lý là đúng vì trước khi tạm nhập doanh nghiệp đã có văn bản xin ý kiến hải quan nên về mặt pháp luật phải được hoàn thuế.
Do đó, ông yêu cầu hải quan phải hoàn thuế ngay cho doanh nghiệp.9
Thêm một ví dụ quy định về hoàn thuế nhưng không cụ thể khiến công tác quản lý cũng như giải quyết vấn đề trở nên khó khăn: Bên cạnh việc nộp thừa tiền thuế, về việc xử lý số tiền thuế nộp thừa, điều 47 của Luật Quản lý thuế quy định cơ quan thuế phải hoàn trả lại khi có yêu cầu nhưng lại không quy định thời hạn để được yêu cầu hoàn trả. Trong khi đó, cơ quan quản lý thuế chỉ lưu giữ hồ sơ trong một thời hạn nhất định mà quá thời hạn đó, nếu doanh nghiệp có yêu cầu, cơ quan quản lý thế không còn hồ sơ do hết thời hạn lưu giữ dẫn đến việc xử lý thiếu chính xác và đôi khi gây thiệt thòi cho chính doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế có nhệm vụ tiếp nhận hồ sơ của đối tượng được hoàn thuế và giải quyết vấn đề hoàn thuế, kịp thời cùng với ngành thuế tạo thuận lợi cho các đối tượng này thực hiện tốt chính sách của pháp luật.
Miễn thuế, giảm thuế: là trường hợp hàng hóa hay dịch vụ nằm trong đối tượng chịu thuế ở một mức thuế suất nhất định, cú cỏc căn cứ tớnh thuế rừ ràng và phải kờ khai thuế đối với cơ quan thuế. Những hàng hóa, dịch vụ này được hưởng những ưu đãi từ nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định. Những dịch vụ, hàng hóa như đầu tư vào những vùng xa xôi, các ngành nghề đặc biệt... được miễn thuế, giảm thuế để khuyến khích cho nhà đầu tư và tạo điều kiện để sản phẩm hàng hóa dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước hoặc xuất khẩu. Do đó, miễn thuế và giảm thuế mang tính chất ưu tiên, ưu đãi hay được khuyến khích do có phần thuế được miễn giảm hoàn toàn hay một phần, được khấu trừ thuế đầu vào.
Việc miễn thuế, giảm thuế thường được áp dụng nhiều đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu được quy định ở các văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Số tiền được miễn thuế, giảm thuế do người nộp thuế tự xác định hoặc là do co quan quản lý thuế xác định. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế hay trình tự thủ tục giải quyết miễn thuế, giảm thuế được quy định trong Chương VIII của Luật Quản lý
9 Doanh nghiệp chật vật xin hoàn thuế, bài viết của Lệ Chi, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh- nghiep/doanh-nghiep-chat-vat-xin-hoan-thue-2906064.html [truy cập 12 tháng 8 năm 2014]
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 23 thuế và Quyết định 14444/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình miễn thuế, giảm thuế của tổng cục trưởng tổng cục thuế. Miễn thuế, giảm thuế chủ yếu được áp dụng cho các loại thuế như: Thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN,vv…để phần nào hỗ trợ cho người nộp thuế phát triển kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Vấn đề miễn thuế, giảm thuế này cần được đầu tư xây dựng một cách nghiêm túc, chính xác và hợp lí. Bởi vì, tùy vào điều kiện hiện tại mà ngàng thuế có những chính sách thuế mới nhất kịp thời thay thế và phát triển tốt công tác quản lý thuế.
Vấn đề đặt ra ở đây là việc xác định các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế là có chính xác với tình hình hiện tại hay không?, có thật là đang gặp khó khăn hay khụng?. Vỡ vậy, việc xỏc định trờn cần phải rừ ràng, cụ thể, trỏnh bị lợi dụng.