Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Cục thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 99)

5. Bố cục luận văn:

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Cục thuế

3.2.1. Quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí, hóa đơn và chứng từ

Trong thời gian qua, để thực hiện các Luật thuế mới đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện đồng thời các biện pháp quản lý đồng bộ. Cùng với công tác quản lý thuế, công tác in, phát hành, quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ cũng là một trong những cơ sở quan trọng góp phần vào sự thành công của các Luật thuế mới.Những năm vừa qua, đại bộ phận các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đều chấp hành nghiêm chỉnh chế dộ in phát hành, quản lý sử dụng hoá đơn28, chứng từ29 và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế một số doanh nghiệp đã sử dụng mua bán hóa đơn bất hợp pháp, lập hóa đơn khống nhằm hợp thức hóa đầu vào để khấu trừ thuế GTGT để giảm số thuế phải nộp hoặc để được hoàn thuế; bên cạnh đó, những doanh nghiệp còn có hành vi vi phạm quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, chứng từ. Những hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát Ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung, đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, của các tổ chức kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến kỷ cương tài chính của Nhà nước. Vì hoá đơn là chứng từ ghi nhận hoạt động kinh doanh nên hoá đơn cũng có nghĩa là tiền, thậm chí quan trọng hơn tiền bởi vì, hoá đơn tài chính nếu vượt ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước thì còn nguy hiểm hơn cả việc làm tiền giả rất nhiều. Người ta có thể tùy tiện nâng giá trị công trình xây dựng bằng cách đưa các hoá đơn tài chính không phản ánh đúng thực tế để hợp thức hoá gian lận. Đối với doanh nghiệp, hoá đơn cũng là bằng chứng chủ yếu cho một nghiệp vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý hoá đơn. Việc quản lý hoá đơn có ý

28

Hoá đơn là chứng từ xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ , thanh toán, quyết toán tài chính, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật

29

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 92 nghĩa rất to lớn không chỉ đối với Nhà nước mà cả đối với bản thân doanh nghiệp. Việc quản lý hoá đơn không tốt có thể dẫn đến việc phản ánh sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp; Các đối tượng xấu có thể lợi dụng các kẽ hở trong quy định về hoá đơn để gian lận, rút tiền của NSNN; quản lý hoá đơn không tốt sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Nhà nước, việc quản lý hoá đơn không tốt sẽ dẫn đến các thông tin về doanh nghiệp bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Để ngăn chặn các hành vi vi phạm và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ, Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn các hành vi vi phạm cụ thể. Điển hình là ban hành những quy định về in phát, sử dụng và đổi mới phương thức quản lý hóa đơn, giao quyền tự chủ về in hóa đơn cho người nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ in hóa đơn bán cho một số đối tượng đặc thù như các đơn vị sự nghiệp không sử dụng thường xuyên hóa đơn, cá nhân kinh doanh có nhu cầu mua hóa đơn lẻ. Với việc ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tạo, lập, quản lý và sử dụng hóa đơn của người nộp thuế, tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và toàn diện hơn cho công tác quản lý hóa đơn. Tổng cục Thuế đã coi quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong những công tác trọng tâm, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và giải đáp kịp thời những vướng mắc trong quản lý hóa đơn của cơ quan thuế các cấp. Đặc biệt, ngành Thuế nên đẩy mạnh hoạt động đối chiếu hóa đơn giữa cơ quan thuế các địa phương và chú trọng kiểm tra hóa đơn chứng từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Cục thuế tỉnh An Giang nên phát huy tính ưu việt của những quy định này trong quá trình áp dụng vào thực tiễn ở địa phương.

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra

Là một trong những công tác quan trọng trong quản lý thuế nên việc nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế luôn được Cục thuế quan tâm và luôn tìm phương án tối ưu để thực hiện công tác này một cách hiệu quả.

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 93 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với quá trình quản lý thuế nên Cục thuế đã có những giải pháp cụ thể sau:

- Công tác phân tích, giám sát tờ khai tháng, quý, năm phải thực hiện đầy đủ, có chất lượng nhằm phát hiện kịp thời những sai sót của đối tượng nộp thuế kê khai hoặc tự xác định số thuế miễn, giảm sai,...

- Chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với: Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ Khách sạn, Nhà hàng, ăn uống; Các doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động chuyển giá; Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; Các doanh nghiệp âm thuế GTGT liên tục mà không đề nghị hoàn thuế; doanh nghiệp hoàn thuế GTGT lớn; Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ nhiều năm nhưng vẫn đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh; Thanh tra - kiểm tra điều kiện ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, nhất là các doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Thực hiện tổng hợp, nhận dạng kịp thời các hành vi vi phạm về thuế để phổ biến kinh nghiệm trong toàn ngành, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời việc kê khai thuế của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đã thanh tra. Đồng thời đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng liên quan (công an, quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước...) kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng chính sách pháp luật để trốn thuế, tránh thuế. Thực hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra để phê phán các hành vi cố tình gian lận, trốn lậu thuế nhằm giáo dục, răn đe và ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra thuế. Chuẩn hóa cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế; kịp thời đề xuất bổ nhiệm ngạch thanh tra cho cán bộ đủ điều kiện. Tuyên truyền, giáo dục bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất trung thực, thẳng thắn cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế trong thực thi nhiệm vụ, tổ chức kỹ luật của ngành, của cơ quan; làm tốt công tác giám sát việc thực công tác thanh kiểm tra thuế và những công tác khác.

- Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với cơ quan an ninh điều tra, cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước nhằm răn đe, ngăn chặn đối với dạng tội phạm này và góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 94 Bên cạnh đó, công tác kiểm tra nội bộ cũng được cũng cố và chú trọng, kiểm tra nội bộ sẽ tăng thêm tính đoàn kết, bài trừ những người có tư tưởng xấu, làm trong sạch nội bộ, đảm bảo tính kỉ luật trong quản lý thuế cụ thể:

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu tố. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu có rủi ro trong lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước; Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc đầu tư, mua sắm tài sản, vật tư và chi tiêu tài chính nói chung cũng như việc tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.

- Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra những nội dung: Công tác miễn, giảm thuế; giãn nộp thuế, xóa nợ thuế; gia hạn thuế và những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu tố....Tăng cường kiểm tra, giám sát các khâu trong quản lý thuế, từ đó phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước, góp phần nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

- Xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Nâng cao trình độ, năng lực, kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Từng bước tiêu chuẩn hoá thanh tra ngành thuế từng bước phù hợp với Luật thanh tra. Tuyên truyền, giáo dục bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất trung thực, thẳng thắn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế

Từ những hạn chế trong công tác tuyên truyền – hỗ trợ cho người nộp thuế, cần tiến hành những giải pháp sau: Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Việc tuyên truyền phải được thực hiện sâu rộng với nhiều loại hình, phương thức phong phú, đa dạng và đảm bảo phủ kín thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan thuế rộng khắp trên mọi miền, mọi địa bàn quản lý thuế đồng thời cần chú trọng việc định hướng dư luận. Công tác hỗ trợ người nộp thuế phải được triển khai ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hành động của ngành thuế “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” thông qua việc phân loại NNT và đổi mới phương thức, mở rộng các kênh hỗ trợ NNT; Thường xuyên lắng nghe ý kiến người nộp thuế qua các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế mới nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 95 doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế; Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống trang thông tin điện tử của ngành thuế, duy trì và thực hiện hiện việc hỗ trợ người nộp thuế thông qua các hình thức: điện thoại, trực tiếp và trả lời bằng văn bản,... tạo ra tính đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, thực hiện phân loại người nộp thuế để có cơ chế tuyên truyền, hỗ trợ, đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt cơ chế “một cửa” tại bộ phận hỗ trợ NNT của cơ quan thuế các cấp. Cùng với việc tuyên truyền kịp thời các văn bản mới ban hành, toàn ngành cần thực hiện sâu rộng hơn nữa công tác tuyên truyền về ngành Thuế gắn với thực hiện có hiệu quả các biện pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, sẽ tạo ra sự gần gũi, thân thiện với người nộp thuế, góp phần cải thiện và nâng cao hình hình ảnh cán bộ thuế trong xã hội. Tăng cường đối thoại với người nộp thuế, có giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm tham gia hoạt động đối thoại với cơ quan thuế để phản ảnh, giải quyết kịp thời vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật thuế. Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho NSNN; đồng thời cũng lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác chống trốn lậu thuế. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt cơ chế “một cửa” tại bộ phận hỗ trợ NNT của cơ quan thuế các cấp.

3.2.4. Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Trước tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, việc nợ thuế có chiều hướng gia tăng, sản xuất kinh doanh ngừng trệ, sản phẩm tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho lớn, bán hàng không thu được tiền, chiếm dụng vốn lẫn nhau,vv....Vì Vậy, nếu công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế không được thực hiện tốt sẽ làm thất thu nguồn NSNN, nợ đọng thuế cao, chây ỳ khó thu hồi được. Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng và giao dự toán thu nợ thuế hàng tháng, quý cho các Chi cục Thuế và cán bộ Quản lý nợ gắn với việc thi đua khen thưởng.

- Phân loại nợ thuế chính xác từng nhóm nợ, tuổi nợ để áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế phù hợp, hiệu quả; kiên quyết xử lý phạt chậm nộp tiền thuế theo đúng tuổi nợ và cũng cố hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 96 thuế đối với người nộp thuế cố ý không chấp hành nộp nợ thuế theo quy định Luật Quản lý thuế để thu hồi tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.

- Nghiêm túc và quyết liệt các biện pháp theo quy định tại Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ đọng như: Thông báo tiền chậm nộp; đưa thông tin người nộp thuế chây ỳ nợ thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng; biểu dương các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đồng thời, qua các phương tiện thông tin đại chúng, phê bình các đơn vị, doanh nghiệp để nợ đọng thuế.

- Để công tác cưỡng chế nợ thuế được khả thi, đúng quy trình, đúng pháp luật, yêu cầu tất cả cán bộ công chức của đơn vị cần tăng cường học tập các văn bản, quy trình nghiệp vụ, luật quản lý thuế. Trong đó quy trình cưỡng chế nợ thuế phải thực hiên đúng nguyên tắc, áp dụng biện pháp cưỡng chế thích hợp, theo quy định tại Luật Quản lý thuế, để đảm bảo thi hành quyết định hành chính thuế được nghiêm minh. Cần xác định nợ phải chính xác, thu thập xác minh, kiểm tra thông tin, tổ chức thực hiện, theo dõi quá trình thực hiện, phân tích đánh giá tình hình nợ thuế trên địa bàn từ đó đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.

- Cần xúc tiến triển khai quy trình cưỡng chế nợ thuế đến tất cả cán bộ công chức thấy được tầm quan trọng của quy trình cưỡng chế nợ thuế, các đội thuế phải xác định chức

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)