Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ

1.3. Quy định về công tác quản lý thuế theo Luật quản lý thuế năm 2006 ( sửa đổi, bổ sung năm 2012)

1.3.3. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt

Tiền nợ thuế: là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, phạt chậm nộp và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế đã kê khai, cơ quan thuế đã tính; các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thông báo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời hạn quy định mà chưa nộp vào ngân sách Nhà nước.14

Tiền chậm nộp: là khoản tiền thuế mà người nộp thuế chậm nộp vào Ngân sách Nhà nước so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.

Căn cứ vào Điều 106 của Luật Quản lý thuế na 8 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định: Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế:

“ Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số

14 Phần định nghĩa trong Quyết định 1395/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình quản lý nợ đong về thuế của Tổng cục trưởng tổng cục thuế

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 34 ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày”. Như vậy, thì theo quy định mới được sửa đổi có bổ sung quy định về xóa tiền chậm nộp

Tiền phạt chậm nộp thuế: là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ thuế của một khoản nợ. 15

Đóng thuế là nghĩa vụ mà không phải chủ thể nào cũng là đối tượng của nghĩa vụ tài chính này mà thuế được đặt ra là dựa trên thu nhập của chủ thể. Các đối tượng nộp thuế chủ yếu là người có khả năng về tài chính để sau khi đóng thuế cho Nhà nước để tạo ra quỹ tiền tệ chung thì vẫn còn khả năng chăm lo cho cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vấp phải khó khăn, làm ăn thua lỗ. Bởi vì, con đường kinh doanh cũng tìm ẩn nhiều rủi ro và mạo hiểm., một khi doanh nghiệp thua lỗ, ảnh hưởng tài chính của công ty thì nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp của bị ảnh hưởng theo. Hoặc là một cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế bất ngờ gặp tai nạn hay sự cố ngoài ý muốn nào đó ảnh hưởng đến việc đóng thuế của cá nhân đó, vv…; tất cả những trường hợp trên đều là vấn đề mà luật thuế cần phải giải quyết. Vì nghĩa vụ tài chính về thuế là nghĩa vụ không thể chuyển giao cho người khác được nên khi khả năng thu thuế gặp khó khăn thì phải có quy định cụ thể để giải quyết các vấn đề đó. Đứng trước tình hình trên thì Luật quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã có quy định tại Điều 65 đến 68 được sửa đổi, bổ sung về trường hợp được xóa nợ thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt.

Thẳng thắn thừa nhận hiện tại hầu hết các DN đang rơi vào hoàn cảnh rất bết bát, hoạt động cầm chừng, không có lãi. Chính vì vậy chính sách hỗ trợ giãn thuế thu nhập doanh nghiệp không có nhiều ý nghĩa. “DN làm không có lãi, chết rồi thì lấy đâu ra tiền nộp thuế mà thu. Cơ quan thuế cứ nay đòi cưỡng chế, phạt với lãi suất (LS) cao chỉ đẩy DN đang ngắc ngoải vào chỗ chết thôi”, bà Loan bức xúc. Dù vậy, bà Loan “không phản đối việc cơ quan thuế cưỡng chế, truy thu đảm bảo cân đối ngân sách cho nhà nước”, mà cho rằng “cần phải có sự sàng lọc”. Theo bà Loan:

“DN nào có tiền mà chây ì không nộp, cố tình bỏ trốn thì chắc chắn phải xử mạnh tay. Còn DN làm ăn đàng hoàng vì khó khăn nhất thời thì phải tạo điều kiện để họ

15 Phần định nghĩa trong Quyết định 1395/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình quản lý nợ đong về thuế của Tổng cục trưởng tổng cục thuế

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 35 sống. Vì họ có sống được mới có tiền trả lương lao động, mới có tiền nộp ngân sách nhà nước”.16

Bên cạnh đó, thì tiền nợ thuế, tiền phạt do những hành vi gian lận trong ngành thuế, trốn thuế của các đối tượng làm ăn phi pháp hay trốn tránh nghĩa vụ của mình. Hiện tại thì mức tiền phạt do vi phạm pháp luật về thuế và do người nộp thuế chậm nộp tiền theo quy định đang ở mức khá cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật và làm ăn chân chính.Về việc có tăng mức tiền phạt đó lên nữa để hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật về thuế, để răn đe mọi người và giúp cho pháp luật về thuế được thực thi tốt hơn; hay ngược lại trong tình trạng doanh nghiệp đang lên tiếng như hiện nay thì đó còn là một quá trình để xem xét kĩ lưỡng, khảo sát thực tế và cân đo giữa lợi và hại của việc tăng hay giảm mức tiền phạt hay giữ nguyên. Nếu quy định về nội dung này được thực hiện tốt cũng như những quy định của Luật phù hợp với thực tế sẽ giảm được tình trạng nợ đọng về thuế cũng như vấn đề thất thu cho nguồn ngân sách Nhà nước – một trong những vấn đề quan trọng khi thực hiện công tác quản lý thuế.

Về mặt thủ tục thực hiện công tác này thì theo quy định tại Điều 66 đến Điều 68 trong Luật quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012. Các cơ quan chủ quản, cơ quan thuế cùng những các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tốt công tác này, giải quyết kịp thời và đúng trình tự thủ tục như Luật và các văn bản hướng dẫn quy định.17

Bên cạnh đó, thì tiền nợ thuế, tiền phạt do những hành vi gian lận trong ngành thuế, trốn thuế của các đối tượng làm ăn phi pháp hay trốn tránh nghĩa vụ của mình.

Hiện tại thì mức tiền phạt do vi phạm pháp luật về thuế và do người nộp thuế chậm nộp tiền theo quy định đang ở mức khá cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật và làm ăn chân chính.Về việc có tăng mức tiền phạt đó lên nữa để hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật về thuế, để răn đe mọi người và giúp cho pháp luật về thuế được thực thi tốt hơn; hay ngược lại trong tình trạng doanh nghiệp đang lên tiếng như hiện nay thì đó còn là một quá trình để xem xét kĩ lưỡng, khảo sát thực tế và cân đo giữa lợi và hại của việc tăng

16Doanh nghiệp kiến nghị về nợ thuế, bài viết Anh Vũ,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131018/doanh-nghiep-kien-nghi-ve-no-thue.aspx [truy cập ngày 15/08/2014]

17 Quyết định 1395/QĐ-TCT về Quy trình quản lý nợ thuế ngày 14 tháng 10 năm 2011

Nghị định 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 36 hay giảm mức tiền phạt hay giữ nguyên. Nếu quy định về nội dung này được thực hiện tốt cũng như những quy định của Luật phù hợp với thực tế sẽ giảm được tình trạng nợ đọng về thuế cũng như vấn đề thất thu cho nguồn ngân sách Nhà nước – một trong những vấn đề quan trọng khi thực hiện công tác quản lý thuế.

Về mặt thủ tục thực hiện công tác này thì theo quy định tại Điều 66 đến Điều 68 trong Luật quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012. Các cơ quan chủ quản, cơ quan thuế cùng những cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tốt công tác này, giải quyết kịp thời và đúng trình tự thủ tục như Luật và các văn bản hướng dẫn quy định.18

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)