Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 44)

5. Bố cục luận văn:

1.3.4.Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế: là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội.

Có thể nói, kiểm tra thuế, thanh tra thuế là công tác quan trọng trong quá trình quản lý thuế. Nhờ thực hiện công tác này mà ngành thuế đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế trong việc quản lý để khắc phục và đề ra những hướng chỉ đạo, quản lý tốt hơn góp phần làm cho những quy định của pháp luật thực được chấp hành nghiêm chỉnh.

Theo pháp luật quản lý thuế ở nước ta:

+ Kiểm tra thuế: là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

+ Thanh tra thuế: là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm

18

Quyết định 1395/QĐ-TCT về Quy trình quản lý nợ thuế ngày 14 tháng 10 năm 2011

Nghị định 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 37 pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ Tài chính.19

Đặc điểm của công tác kiểm tra, thanh tra thuế:

- Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực thuế.

- Pháp luật kiểm tra, thanh tra thuế là một phần của pháp luật thanh tra nên nó được quy định trong Luật thanh tra. Tuy nhiên, vì chuyên ngành của nó là thuế nên nó được uy định chủ yếu trong Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Ngoài các chức năng, vai trò được quy định trong pháp luật thanh tra nói chung thì pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế còn được áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Đây là đặc thù của thanh tra, kiểm tra thuế.

Với những đặc điểm, đặc thù như vậy đã làm cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế có vai trò cực kì quan trọng và không thể thiếu được trong công tác quản lý thuế. Bởi vì, đối với Việt Nam, việc thực hiện phương pháp người nộp thuế tự tính, tự kê khai thuế đã phân rõ trách nhiệm giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Người nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình, cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý việc thu nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm các luật thuế và xử lý theo đúng quy định. Do bỏ chế độ thuế chuyên quản, ngành Thuế đã tập trung nguồn lực để tăng cường công tác thanh tra việc thu nộp thuế. Công tác kiểm tra thuế được thực hiện thường xuyên dựa trên thông tin của người nộp thuế cung cấp, kiểm tra các hồ sơ mà người nộp thuế cung cấp, các giấy tờ và kết quả quyết toán thuế tại cơ sở. Còn công tác thanh tra chỉ được thực hiện một khi rơi vào những quy định của pháp luật thì mới thực hiện và công tác này đòi hỏi phải có sự chấp nhận của cơ quan chủ quản trong việc quản lý và mức độ phức tạp hơn nhiều sơ với kiểm tra thuế.

Hầu hết các cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện hành vi vi phạm của người nộp thuế dẫn đến truy thu thuế như: kê khai không đầy đủ các khoản doanh thu phát sinh nhằm làm giảm số thuế giá trị gia tăng phải nộp, làm tăng số thuế được khấu trừ, tăng số thuế được hoàn; kê khai tăng chi phí, làm giảm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; không kê khai tiền lương, tiền công được khấu trừ đối với

19

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 38 trường hợp thuế lao động không có hợp đồng lao động, lao động theo từng công việc chi trả phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Công tác thanh tra, kiềm tra đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và kịp thời điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế trong quá trình khai thuế, quyết toán thuế và nộp thuế.

Pháp luật về thuế là cơ sở pháp lý cho kiểm tra, thanh tra thuế. Vì thế, pháp luật về thuế càng hoàn thiện thì công tác này sẽ được thực thi một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế sẽ chống tình trạng thất thu nguồn ngân sách của Nhà nước. Nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra thuế chủ yếu là: chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, DN giao dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ; thanh tra đối với các DN lớn, các DN có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan chức năng như: Công an, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra, Quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư để chống trốn thuế, gian lận thuế…

1.3.5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Cưỡng chế: cưỡng chế trong pháp luật có nghĩa là dùng pháp luật để thực thi những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra khi mọi người không tuân thủ đúng quy định. Trong pháp luật về thuế cũng vậy, một khi đối tượng nộp thuế không tuân thủ theo quy định pháp luật về thuế thì sẽ bị cưỡng chế, cưỡng chế chỉ thực hiện khi chủ thể là một trong đối tượng đươc quy định. Muốn pháp Luật về thuế được đảm bảo thực hiện tốt, nguồn thu được ổn định thì tính cưỡng chế này phải đủ sức ảnh hưởng đến người nộp thuế, giải quyết tốt những tình huống vi phạm pháp luật về thuế.

Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế20:

Thông tư quy định rõ các trường hợp bị cưỡng chế.Đối với người nộp thuế, các trường hợp bị cưỡng chế gồm: Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

20

Điều 92 Luật Quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012

Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 39 Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

Ngoài ra, tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính; Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính; Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế; Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền cũng thuộc trường hợp bị cưỡng chế. Cưỡng chế hành chính là phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các biện pháp cưỡng chế hành chính có tính chất, nội dung và vai trò khác nhau trong hoạt động quản lý. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là một trong những biện pháp cưỡng chế hành chính. Quyết định hành chính thuế bị cưỡng chế thi hành bao gồm: thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt; thông báo ấn định thuế; quyết định xử phạt hành chính về thuế; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định điểm a khoản 5 Điều 2 của Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế thì một hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc đã lập

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 40 biên bản để xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi đó. Trường hợp, hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì áp dụng hình thức xử phạt với tình tiết tăng nặng theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Một số biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế theo quy định của pháp luật: trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản; thu tiền, tài sản; thu hồi giấy chứng nhận; và các quy định khác có liên quan…21

Như vậy, hành vi vi phạm hành chính về thuế có thể xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong luật quản lý thuế số 78/2011/QH11 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 được cụ thể hóa bằng Nghị định 129/2013/NĐ-CP về xử lí vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế vàThông tư 166/2013/TT-BTC về hình thức xử phạt vi phạm hành chình về thuế. Còn những hành vi vi phạm trong lĩnh vực về thuế mà nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho Nhà nước thì là chủ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 44)