Xử lí khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế và các vấn đề khác

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 48)

5. Bố cục luận văn:

1.3.6. Xử lí khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế và các vấn đề khác

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận. Để những quyền này được đảm bảo thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đòi hỏi những hiểu biết của công dân về khiếu nại, tố cáo phải đạt đến một trình độ nhất định. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ phía các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền phải luôn đúng pháp luật, công bằng, khách quan, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Khiếu nại, tố cáo là hai khái niệm thường được nhắc đến cùng nhau, song tất nhiên khiếu nại và tố cáo không phải là một. Theo các văn bản pháp luật hiện nay, khiếu nại, tố cáo được hiểu như thế nào ? Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định:

21

Điều 93 của Luật Quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012

Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 41 “1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”

Căn cứ để xử lí khiếu nại, tố cáo: Điều 116, chương XIII Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11.

Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.

Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Riêng phần khởi kiện được quy định tại Điều 117 Luật quản lý thuế số 78/2011/QH11 năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012.

Quyền khiếu nại của người nộp thuế, cá nhân, tổ chức đối với các quyết định hành chính của cơ quan thuế:

- Quyết định ấn định thuế; - Thông báo nộp thuế;

- Quyết định miễn thuế, giảm thuế; - Quyết định hoàn thuế;

- Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; - Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 42 - Kết luận thanh tra thuế;

- Quyết định giải quyết khiếu nại;

- Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo... nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế.

Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hành vi hành chính được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại tố cáo.

Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo... nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo được quy định trong luật khiếu nại, tố số 09/1998/QH10 ngày 02/12/1998.

Khởi kiện: Căn cứ theo Điều 117, chương XIII Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11.

Việc khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết.

Kết luận chương

Với những vấn đề được người viết tìm hiểu ở chương 1 thì chúng ta đã biết thuế là gì, vai trò của thuế và công tác quản lý thuế là như thế nào, vv…. Bên cạnh đó chúng ta còn hiểu cơ bản những nội dung trong công tác quản lý thuế bao gồm những nội dung gì, một vài bất cập trong quy định của Luật Quản lý thuế, những

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 43 thủ tục liên quan đến vấn đề đăng kí thuế, kê khai, nộp thuế và xử lí vi phạm nếu có xảy ra, vv….Ngoài ra, chúng ta còn hiểu được không phải chủ thể nào cũng là đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật. Khi đáp ứng những điều kiện do Luật quy định thì mới chịu nghĩa vụ tài chính này. Một điều quan trọng nữa là công tác quản lý thuế là công tác vô cùng quan trọng và nhiều phức tạp, cần sự chuyên nghiệp và sự quản lý có hiệu quả.

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 45

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)