Các cơ quan hữu quan cần phối hợp giúp đỡ cơ quan thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 95)

5. Bố cục luận văn:

3.1.2.3. Các cơ quan hữu quan cần phối hợp giúp đỡ cơ quan thuế

Theo quy định mới của pháp luật quản lý thuế thì doanh nghiệp không phải mất thời gian nhiều trong việc xin cấp mã số thuế khi đăng kí kinh doanh, nếu như luật cũ còn hiệu lực thì doanh nghiệp sau khi tiến hành hoạt động đăng kí kinh doanh thì phải xin cấp mã số thuế ở cơ quan quản lý thuế. Hai thủ tục này hoàn toàn khác nhau và độc lập với nhau. Kể từ khi luật mới ra đời thì đã tháo gỡ khó khăn này cho doanh nghiệp, giúp họ tiết kiệm được thời gian và thủ tục đơn giản hơn nhiều khi việc đăng kí kinh doanh và việc cấp mã số thuế sẽ do một cơ quan thực hiện. Vậy vậy, các cơ quan hữu quan như: Sở kế hoạch – đầu tư, cơ quan hải quan, các chi cục thuế phải phối hợp với nhau trong công tác quản lý, giúp đỡ khó khăn cho doanh nghiệp hay cá nhân nộp thuế. Mã số thuế là số duy nhất chứ không quan trọng cấp ở đâu cho nên các cơ quan thuế của các tỉnh phải tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế. Các cơ quan về phía thanh tra, kiểm tra hoặc cơ quan điều tra tội phạm về vi phạm pháp luật về thuế cũng cần phối hợp với nhau khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm để có thể kịp thời phát hiện và xử lí tốt nhất.

3.1.3. Phương hướng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh An Giang trong thời gian tới

Để Cục thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bên cạnh kêu gọi cán bộ, công chức toàn ngành tiếp tục đoàn kết, ra sức phấn đấu thi đua yêu nước với lòng say mê, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, tăng cường các biện pháp khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN, luôn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN qua các năm và hoàn thành công tác quản lý thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015. Trong thời gian này, Cục thuế luôn xác định thu NSNN là nhiệm vụ trọng tâm và đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho ngành cụ thể là: Trên cơ sở tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 của tỉnh là 12,5%, nhiệm vụ thu NSNN (thu

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 88

nội địa của ngành Thuế) theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX là 30.862 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân giai đoạn là 20%/năm, tăng gấp 2,2 lần so giai đoạn 2006-2010; tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách bình quân 5 năm khoảng 8,3%/năm. Trong cơ cấu các nguồn thu, thì thuế thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoản 25%), thứ tự là các khoản thu từ đất (khoản 20%) thu từ các DNNN (khoản 15%), thu XSKT (khoản 15%) và các khoản thu còn lại (khoản 35%).27

Mặc dù tình hình kinh tế của mỗi năm đều diễn biến khác nhau nhưng lãnh đạo của ngành cũng như Đảng bộ, lãnh đạo tỉnh đều có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể phương hướng hay nhiệm vụ giúp Cục thuế đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch năm năm giai đoạn 2011-2015.

Năm 2014 là năm thứ tư của kế hoạch 5 năm 2011-2015, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của cả giai đoạn 2011-2015. Do vậy, việc thực hiện nhiệm vụ và giải pháp trong bối cảnh chung chịu sự tác động của tình hình kinh tế thế giới, khu vực, cả nước và của tỉnh cho phù hợp và khả thi. Năm 2014, dự báo tình hình thế giới nói chung còn diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn. Ở trong nước, kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Đồng thời việc triển khai áp dụng các chính sách thuế mới, cùng với các giải pháp của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh dự kiến cũng sẽ tác động ảnh hưởng làm giảm thu ngân sách nhà nước trong năm 2014. Trước những nhận định và đánh giá còn nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế, ngành Thuế tỉnh An Giang xác định các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cần tập trung triển khai trên còn đường hoàn thiện công tác quản lý thuế như sau:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN năm 2014 là 5.650 tỷ đồng, đảm bảo vượt tối thiểu 5% dự toán pháp lệnh mà Hội đồng Nhân dân tỉnh giao, trong đó các khoản thu cân đối là 3.800 tỷ đồng, tăng 9,89% so với thực hiện năm 2013. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và công tác quan trọng hàng đầu trong quá trình quản lý thu thuế, đảm bảo được mức động viên tối đa vào NSNN, nhiệm vụ này cũng là một trong những điều kiện để xét thi đua khen thưởng giữa các Cục thuế ở các tỉnh khác nhau.

- Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đồng thời tranh thủ

27

Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010, nhiệm vụ và chương trình công tác thuế giai đoạn 2011-2015 tại Cục thuế An Giang

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 89 thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mức tăng tưởng cao hơn những năm vừa qua. Bởi lẽ, tình hình kinh tế thế giới luôn biến động và có nhiều chuyển biến, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của cả nước nói chung và tại địa bàn An Giang nói riêng; khủng hoảng kinh tế, chiến tranh hay nội chiến, vv…đều có thể ảnh hưởng đến kinh tế. Một khi nền kinh tế bị ảnh hưởng thì việc sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng theo làm cho quá trình thu thuế gặp khó khăn, các công tác khác trong quản lý thuế như: nộp thuế, công tác thanh tra, kiểm tra; công tác chống gian lận, trốn thuế cũng gặp khó khăn. Trước tình hình đó, Nhà nước hay các cơ quan đứng đầu về thuế phân tích và đưa ra các hướng giải quyết cụ thể để giúp các cơ quan chức năng làm tốt nhiệm vụ và giải quyết được khó khăn. Vì vậy, Cục thuế phải nắm vững những chính sách về thuế để triển khai cho các Chi cục thuế, thực hiện có hiệu quả các chính sách này, biết tranh thủ được sự thuận lợi về tình hình kinh tế mà có những bước đi mang tính chuẩn xác và có chất lượng.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN. Tiếp tục thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế. Các quy định về thuế sẽ luôn được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn và giúp cho công tác quản lý được dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhưng không phải cơ quan cấp dưới nào cũng có thể hiểu hết, hiểu rõ những gì được sửa đổi hay bổ sung hay thay thế hoàn toàn cái cũ. Vì vậy, Cục thuế đã tổ chức các buổi tập huấn cán bộ thuế, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật về thuế cho đối tượng nộp thuế.

- Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt cả về cải cách chính sách thuế và quản lý thuế. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế nhằm giảm thời gian, chi phí cho người nộp thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 đã được đề ra và thực hiện được một phần, đã đạt được những thanh tựu bước đầu. Nhưng không vì vậy mà dừng lại, phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách để hoàn thiện, đơn giản các thủ tục để việc quản lí cũng như thực hiện nghĩa vụ về thuế được diễn ra thuận lợi.

- Thực hiện tốt chương trình phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan thuế. Tăng cường công tác quản lý nội ngành, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đủ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao.

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 90 Thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng sẽ chóng thâm hụt NSNN, tiết kiệm những chi tiêu không cần thiết sẽ giúp chống lãng phí tiền của, sức dân đóng góp. Là một cán bộ thuế ngoài kiến thức còn đòi hỏi ở cái đức độ, nhân cách của một con người. Tiếp xúc với đối tượng nộp thuế phải hiểu rõ vấn đề và giải đáp thỏa đáng, thực hiện tốt trách nhiệm của mình.

Ngoài ra, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đại phương duy trì Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp NSNN ở các Chi cục thuế. Thực hiện phát phát động các phong trào thi đua sâu rộng gắn với việc bình xét thi đua với phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao;

3.1.4. Sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lý thuế tại Cục thuế

Trải qua quá trình nghiên cứu tại Cục thuế thì người viết đã nhận thấy được một số vấn đề như sau: là một trong những Cục thuế chuyển đổi theo mô hình chức năng, Cục thuế An Giang luôn chủ động nghiên cứu, chuyển đổi, cải cách phù hợp với chiến lược cải cách, hiện đại hệ thống thuế.

Mặc dù Cục thuế trong thời gian vừa qua luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số mặt hạn chế làm giảm khả năng quản lý, kết quả thu NSNN Cục thuế chưa khắc phục được.

Tình hình nợ đọng thuế vẫn còn khá cao, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Công tác hoàn thuế vẫn gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết hồ sơ hoàn thuế, việc kiểm soát phân loại doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế chưa được chú trọng.

Mặt khác, những quy định mới về quản lý thuế được Cục thuế tiếp thu và thực hiện triển khai có hiệu quả, cán bộ thuế của Cục thuế luôn giữ đúng chức trách và kỉ luật. Khả năng quản lý thuế của Cục thuế vẫn có thể được nâng cao hơn nữa, các công tác quản lý thuế nói chung cần được hoàn thiện và đổi mới phù hợp với tình hình hiện tại. Cũng là một Cục thuế trong 63 Cục thuế của cả nước nên Cục thuế An Giang có nghĩa vụ tăng cường công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, cùng cả nước xây dựng nguồn NSNN bền vững. Công tác quản lý thuế từng bước được kiện toàn thì quy định cũng như hiệu lực thực hiện luật thuế được tăng cường tức khắc nguồn thu NSNN sẽ được đảm bảo, ổn định.

Bên cạnh đó, việc Cục thuế An Giang tiến hành tăng cường công tác quản lý thuế đối với các nội dung quản lý sẽ giúp cho chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 91 được hoàn thành tốt hơn, thể hiện được ý thức, tinh thần thực hiện pháp luật của Cục thuế, ngoài ra việc tăng cường này sẽ làm cho các thủ tục về thuế được ban hành sẽ từng bước được đơn giản, thời gian giải quyết các công việc về thuế được nhanh chóng hơn theo tinh thần cải cách hành chính của Nhà nước. Ngành thuế Việt Nam đang trên quá trình cải tiến, hiện đại hóa công tác quản lý cho nên sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lý thuế tại Cục thuế An Giang nói riêng và cả nước nói chung là hợp lí. Để cho công tác quản lý trên cả nước được thống nhất và hoàn thiện.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Cục thuế 3.2.1. Quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí, hóa đơn và chứng từ 3.2.1. Quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí, hóa đơn và chứng từ

Trong thời gian qua, để thực hiện các Luật thuế mới đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện đồng thời các biện pháp quản lý đồng bộ. Cùng với công tác quản lý thuế, công tác in, phát hành, quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ cũng là một trong những cơ sở quan trọng góp phần vào sự thành công của các Luật thuế mới.Những năm vừa qua, đại bộ phận các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đều chấp hành nghiêm chỉnh chế dộ in phát hành, quản lý sử dụng hoá đơn28, chứng từ29 và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế một số doanh nghiệp đã sử dụng mua bán hóa đơn bất hợp pháp, lập hóa đơn khống nhằm hợp thức hóa đầu vào để khấu trừ thuế GTGT để giảm số thuế phải nộp hoặc để được hoàn thuế; bên cạnh đó, những doanh nghiệp còn có hành vi vi phạm quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, chứng từ. Những hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát Ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung, đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, của các tổ chức kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến kỷ cương tài chính của Nhà nước. Vì hoá đơn là chứng từ ghi nhận hoạt động kinh doanh nên hoá đơn cũng có nghĩa là tiền, thậm chí quan trọng hơn tiền bởi vì, hoá đơn tài chính nếu vượt ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước thì còn nguy hiểm hơn cả việc làm tiền giả rất nhiều. Người ta có thể tùy tiện nâng giá trị công trình xây dựng bằng cách đưa các hoá đơn tài chính không phản ánh đúng thực tế để hợp thức hoá gian lận. Đối với doanh nghiệp, hoá đơn cũng là bằng chứng chủ yếu cho một nghiệp vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý hoá đơn. Việc quản lý hoá đơn có ý

28

Hoá đơn là chứng từ xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ , thanh toán, quyết toán tài chính, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật

29

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Phạm Thị Mỹ Phương 92 nghĩa rất to lớn không chỉ đối với Nhà nước mà cả đối với bản thân doanh nghiệp. Việc quản lý hoá đơn không tốt có thể dẫn đến việc phản ánh sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp; Các đối tượng xấu có thể lợi dụng các kẽ hở trong quy định về hoá đơn để gian lận, rút tiền của NSNN; quản lý hoá đơn không tốt sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Nhà nước, việc quản lý hoá đơn không tốt sẽ dẫn đến các thông tin về doanh nghiệp bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Để ngăn chặn các hành vi vi phạm và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ, Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn các hành vi vi phạm cụ thể. Điển hình là ban hành những quy định về in phát, sử dụng và đổi mới phương thức quản lý hóa đơn, giao quyền tự chủ về in hóa đơn cho người nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ in hóa đơn bán cho một số đối tượng đặc thù như các đơn vị sự nghiệp không sử dụng thường xuyên hóa đơn, cá nhân kinh doanh có nhu cầu mua hóa đơn lẻ. Với việc ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013,

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh an giang – lý luận và thực tiễn (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)