Những đam mê chi phối con người

Một phần của tài liệu Quan niệm của Augustinô về con người và ảnh hưởng của nó đến triết học hiện sinh của Karl Jaspers (Trang 39 - 48)

Chương 2: QUAN NIỆM CỦA AUGUSTINÔ VỀ CON NGƯỜI

2.1. Nguồn gốc và những đam mê chi phối con người

2.1.2. Những đam mê chi phối con người

Quan niệm của Augustinụ về nguồn gốc của con người đó chỉ rừ, con người là tạo vật đặc biệt do Chúa trời tạo dựng. Chúa trời tạo dựng thế giới thông qua Ngôi lời và vì mục đích tốt lành. Do đó, mọi tạo vật do Chúa trời tạo dựng đều tốt lành và xinh đẹp. “Chúa đã tạo dựng mọi sự tốt lành" [1, tr.441].

Augustinô khẳng định trong các tạo vật của Chúa trời thì con người là tạo vật đặc biệt nhất. Con người là thể thống nhất giữa thể xác và linh hồn, trong đó linh hồn là thứ quan trọng và cao quý, giúp con người đưa ra những quyết định sáng suốt để đi tới chân lý. Còn thể xác dễ đem lại cho con người ta đam mê, dục vọng. Augustinô đã viết: “Bấy giờ con quay về mình và hỏi:

“Mi là ai?” và con đã thưa: “Tôi là người”. Con được sử dụng xác và hồn, một ở bên ngoài và một ở bên trong... Nhưng yếu tố bên trong của con quý trọng hơn, vì tất cả thông tin của thân xác con đều báo cáo cho nó, như theo vị chủ sự và thẩm phán” [1, tr.572 - 573].

Augustinô đã kế thừa di sản quan niệm của triết học Hi Lạp cổ đại và quan niệm của Kitô giáo về linh hồn. Tuy nhiên quan niệm của Augustinô có sự sáng tạo. Theo ông, linh hồn sở dĩ sáng suốt và quan trọng vì linh hồn có mối quan hệ mật thiết với Chúa. Chúa ẩn sâu trong linh hồn con người, Chúa là nguồn sống của linh hồn, linh hồn là nơi cư ngụ của Chúa, là nơi tiếp nhận ánh sáng của Chúa - Chúa thông qua linh hồn và linh hồn thông qua Chúa.

“Chúa vốn ở trong con mà con lại ở ngoài con. Là kẻ xấu xa, con đã lăn xả vào những vật xinh đẹp Chúa đã dựng nên. Chúa đã ở với con mà con không ở với Chúa” [1, tr.609].

Theo Augustinô, bản tính con người vốn là tốt lành, là thiện. Con người được tạo dựng theo mẫu hình lý tưởng là Chúa, được Chúa ban cho trí khôn, cho linh hồn, Chúa ở trong linh hồn và là nguồn sống của linh hồn. Như vậy, bản tính con người vốn là tốt đẹp giống như ý Chúa trong công cuộc tạo dựng.

Nhưng vấn đề khác lại nảy sinh: tại sao con người mắc lỗi? Vì sao con người phải đau khổ (bệnh tật, chết chóc, nghèo đói, chiến tranh...)? Vì sao không được sống sung sướng và hạnh phúc? Những đau khổ đó do con người hay vì lý do nào khác? Chúa đã tạo dựng con người theo ý Chúa, theo hình mẫu Chúa và Chúa cũng chính là nguồn sống của linh hồn con người. Vậy phải chăng con người sai lầm hay gây nên tội lỗi là do Chúa đã sai lầm? Vấn nạn này được Augustinô lý giải khá chặt chẽ với cơ sở là tư tưởng của Platon, phái Platon mới và của Kinh thánh.

Augustinô khẳng định Chúa không tạo ra cái ác. Cái ác và tội lỗi do chính con người tạo ra. Con người đã xa rời bản tính tốt đẹp vốn có, đã đi ngược lại ý Chúa nên đã mắc sai lầm và phạm tội. Con người là nguyên nhân của cái ác và là kẻ gây nên tội lỗi.

Nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của con người trên trần gian bắt nguồn sâu xa từ “tội tổ tông”. Theo Kinh thánh hai người đầu tiên được Chúa tạo dựng là Adam và Eva. Họ có được linh hồn, trí khôn, có một cuộc sống tốt đẹp như những thiên thần ở vườn Địa đàng. Tuy nhiên, Adam và Eva đã không chiến thắng nổi cám dỗ của cái ác (hình ảnh con rắn - Kinh thánh), đã sa ngã, đã làm trái lời răn của Chúa, đi ngược lại ý Chúa và bị Chúa giáng tội.

Adam và Eva bị đày xuống trần gian và chịu những vất vả, đắng cay. Con

cháu của Adam và Eva cũng chịu chung số phận như tổ tông của mình.

Augustinô đã viết về sự kiện này trong Tự thuật: “Chúa đã ra lệnh và lệnh đó được thi hành nơi con, trái đất phát sinh gai góc cho con và con phải vất vả mới kiếm được của ăn” [1, tr.319]. Xuất phát từ nguyên nhân tội tổ tông mà Kinh thánh đã viết, Augustinô đã xây dựng quan điểm tiền định về số phận con người. Sự khổ đau của con người đã được an bài đời đời. Con người phải chịu khổ đau vì tội lỗi của tổ tông. Con người không thể tránh khỏi cuộc sống đầy rẫy khổ đau nơi trần gian. Sống là chịu đựng một cách kiên nhẫn. Chỉ người nào có lòng mộ đạo, hướng đến Chúa, giữ gìn sự công chính thì mới được sống hạnh phúc vĩnh hằng khi chấm dứt cuộc sống trần thế.

Augustinô viện dẫn tội tổ tông thực chất chỉ nhằm minh chứng cho biểu hiện của tội lỗi trong con người và sự đau khổ của con người trong cuộc sống.

Từ đó, Augustinô đã suy tư cặn kẽ hơn và đưa ra nguyên nhân thực sự gây nên lầm lỗi và cái ác cùng với sự đau khổ của con người, không phải là hành động ăn trái cấm của Adam và Eva mà sâu xa hơn chính là sự sai lầm của ý chí, sự ham muốn và sức hút của những đam mê đối với con người. Nói một cách khác, hành động tội lỗi nơi con người chỉ là hệ quả của sự chệch hướng, sự phóng túng của ý chí tự do nơi con người đã xa rời quỹ đạo của cái thiện, xa rời bản tính tốt lành vốn có.

Augustinô cho rằng, Chúa ban cho con người tự do ý chí, nghĩa là có khả năng lựa chọn cái tốt, cái xấu. Nhưng đôi khi ý chí của con người bị sai lầm và làm cho con người rơi vào những đam mê, tội lỗi. Mặc dù là một tạo vật của Chúa nhưng con người không lệ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Chúa, không phải là nô lệ một cách bất di bất dịch. Tự do của ý chí trong sự lựa chọn đôi khi làm con người chệch hướng. Khi ý chí sai lầm sẽ khiến con người xa rời những điều thiện, xa rời bản tính tốt đẹp vốn có. Theo Augustinô, con người thường có xu hướng bị cuốn theo những đam mê,

những ham muốn của thế giới phù hoa, và dễ trở nên mù quáng. Những ham muốn ấy của con người được Augustinô nhắc đến trong hầu hết các quyển của tác phẩm Tự thuật. Với sự phân tích rất tỉ mỉ và cặn kẽ những sa ngã của bản thân vào những đam mê mang tính xác thịt, Augustinô đã cho thấy sức mạnh của ý chí con người, trong cuộc đấu tranh thường xuyên giữa ý muốn giữ những nguyên tắc cái thiện và ý muốn hướng đến sự phóng túng, hướng đến những đam mê.

Về đam mê tội lỗi

Augustinô mở đầu tác phẩm Tự thuật của mình bằng việc nói đến sự lôi cuốn của đam mê tội lỗi. Với sự trải nghiệm của bản thân, Augustinô đã cho thấy, con người đôi khi thích phá phách, thích trộm cắp, thích làm hại... chỉ vì muốn trải nghiệm tội lỗi, vì muốn được trở thành đồng bọn của những kẻ tội lỗi: “Con đã cắm đầu vào đàng tội lỗi và mù quáng đến nỗi với các bạn đồng trạc, con lấy làm xấu hổ vì không bằng chúng, vì con nghe chúng khoe những những việc đê hèn, và việc càng xấu chúng càng hãnh diện; và con muốn làm như chúng; không những cho được thoả thích mà còn được tiếng khen” [1, tr.230].

Con người thường có xu hướng bị cuốn theo hoàn cảnh chung. Sự đồng phạm trong tội lỗi có thể khiến con người được an tâm, vì mình “giống như bao người”. Có nhiều khi con người đến với tội lỗi chỉ vì bị lôi kéo, bị dụ dỗ, vì được tạo điều kiện để tiếp xúc với tội lỗi. Đó cũng là tình cảnh một người bạn của Augustinô. Vốn ghét trò giác đấu, anh ta xem nó là trò man rợ, quái gở. Bạn bè tìm cách lôi kéo nhưng anh ta kiên quyết từ chối. Khi bị bạn kéo đi, anh ta còn khẳng định với đám bạn rằng, dù thân xác anh ta đến nhưng tâm hồn và con mắt anh ta sẽ không theo họ, anh ta nhất định chiến thắng họ và chiến thắng trò chơi đó. Tuy nhiên, khi đối mặt với sức hút của tội lỗi, ý chí của anh ta đã không chiến thắng được nó, anh ta đã bị cuốn theo những tội lỗi

mà anh ta vốn căm ghét: “Khi máu chảy, thì đồng thời anh cũng uống lấy tất cả tất cả sự dã man. Thay vì quay đi, anh còn chăm chú xem; anh đã hút lấy cường bạo mà không hay biết; anh khoái trá về cuộc chiến đấu hung tàn và say mê thú vui man rợ. Anh không còn là con người khi mới tới, mà đã trở thành một đơn vị trong quần chúng mà anh đã gia nhập, một người bạn đích thực của những kẻ đã đưa anh tới đó” [1, tr.390].

Sự trần tình đầy cảm xúc của Augustinô đã cho thấy sức hút ma lực của tội lỗi, và sức lan toả của tội lỗi nhanh chóng như dịch bệnh. Thông thường khi đối diện với cái xấu, hay tội lỗi, con người thường trở nên yếu đuối, nhu nhược và dễ bị cuốn theo một cách say sưa, khó có thể cưỡng lại. Ranh giới giữa “thiên thần” và “sa ngã” rất mong manh. Tuy nhiên Augustinô cho rằng, dù ý chí con người thường có xu hướng phóng túng, phá vỡ nguyên tắc của cái thiện nhưng muốn vượt qua cám dỗ của tội lỗi con người lại chỉ có một cách là dựa vào sức mạnh ý chí của mình, phải làm cho ý chí của mình hướng về cái thiện.

Về đam mê danh vọng, vật chất

Theo Augustinô, đây là thứ đam mê phổ biến của con người.Xuất phát từ sự vị lợi, dẫn đến ham muốn chiếm hữu (đặc biệt là tài sản, tình yêu...). Sự thiếu thốn, nghèo đói, thấp kém về địa vị... sẽ có thể khiến con người rơi vào lực hút của đam mê danh vọng và vật chất. Khi không chiến thắng sự đam mê của mình, con người có thể sẵn sàng phạm tội để đạt được mục đích (trộm cướp, giết người, lừa gạt, trả thù...). Sự ham muốn này thường làm cho con người tê liệt về ý chí và sẵn sàng dùng tội ác làm phương tiện. Đam mê danh vọng và vật chất, theo Augustinô có thể gọi là tội gian ác: “Là tội kèm theo tham vọng làm hại tha nhân bằng nhục mạ, hay bằng bạo lực và cả hai; hoặc để báo thù, như thù địch với nhau; hoặc chiếm hữu của tha nhân, như vụ cướp người đi đường; hoặc để tránh một sự dữ, như khi sợ kẻ thù; hoặc vì ghen tị...

hoặc chỉ vì ham mê thấy tha nhân đau khổ, như khán giả các cuộc chơi đấu trường, hay nhiều kẻ thích chế giễu hoặc lừa gạt tha nhân...”[1, tr.269].

Bản thân Augustinô cũng có lúc từng thừa nhận mình là một kẻ “buôn lời”, dùng cái lưỡi của mình để lừa gạt người khác, thu hút sự quý mến, trọng vọng của họ, nhằm có tiền bạc và địa vị. Những cám dỗ tội lỗi luôn được che giấu một cách khéo léo dưới nhiều hình thức, với những mục đích tưởng chừng rất tốt đẹp và hào nhoáng. Nhưng thực ra, như về sau ông nhận thấy đó là sự giả dối với Chúa, với người khác và với chính mình.

Về đam mê nhục dục

Trong số những đam mê đóng vai trò là nguyên nhân sâu xa khiến ý chí của con người trở nên yếu đuối và sa ngã, Augustinô cho rằng đam mê nhục dục là đam mê phổ biến và mang tính bản năng của con người. Bản thân Augustinô cũng không thoát khỏi đam mê này, thậm chí ông còn vùi mình chìm sâu trong đam mê nhục dục. Đam mê nhục dục đã lôi cuốn Augustinô từ tuổi thanh niên đến khi trưởng thành. Những bùn lầy của lòng ham muốn nhục dục làm cho con người ít khi phân biệt được sự trong sáng của tình thương với sự tối tăm của đam mê. Augustinô gọi những ham muốn nhục dục là những gai nhọn của tâm hồn. Nhận thức được sự xấu xa của đam mê nhục dục với sự cao quý của hôn nhân, Augustinô đã tự nhận xét về mình là một kẻ đam mê dục vọng nhưng lại không thích vinh dự của hôn nhân. Ông đã tự dằn vặt về tội lỗi của mình: “Trong tuổi thanh xuân, con hăng say thoả mãn mọi khoái lạc hạ cấp và dám để cho mình buông theo mọi thứ tình yêu tăm tối và diện mạo của con hoá ra tiều tuỵ...để cho nhục dục nhơ nhớp và sự bồng bột của tuổi xuân xông lên như những màn khói mù bao phủ và che lấp lòng con, đến nỗi con không phân biệt được sự trong sáng của tình yêu và sự tối tăm của nhục dục”[1, tr.223 - 224].

Sự lôi cuốn của đam mê lâu dần trở thành thói quen. Dưới sự áp đặt của thói quen ấy, Augustinô đã lao vào sự ham mê nhục dục như “sự nuôi dưỡng và kéo dài căn bệnh của tâm hồn”. Thậm chí đôi khi ông còn mù quáng dùng nhiều lý lẽ để bảo vệ đam mê xấu của mình. Hậu quả của đam mê nhục dục khiến cho nội tâm tan nát với những vết thương do sự ngờ vực, ghen tị, giận dữ, cãi lộn... Nó đã phá vỡ bản chất tình yêu vô cùng tốt đẹp vốn có của con người. Mặc dù tự lên án mình đã rơi vào đam mê nhục dục nhưng Augustinô không kỳ thị và phản đối tình yêu đôi lứa, tuy vậy, theo ông, tình yêu thiêng liêng cao quý nhất là tình yêu hướng đến Chúa.

Về khát khao hạnh phúc

Theo Augustinô, đối với con người, mong ước lớn nhất là sống bình an và hạnh phúc. Nhưng cuộc sống hữu hạn đầy sóng gió luôn tiềm ẩn những bất trắc... khiến con người trở nên sợ hãi, lo lắng sẽ mất đi những niềm vui trần thế. Như vậy, phải chăng cứ thoả mãn thỏa mãn những thú vui, những ước muốn... sẽ có được niềm vui và hạnh phúc?

Đại đa số con người lựa chọn cách thỏa mãn những đam mê và thú vui để có hạnh phúc, và Augustinô đã từng làm như vậy. Thậm chí ông còn hăng say cố gắng hết tâm sức để thoả mãn mọi đam mê ấy, bất chấp việc lừa dối chính mình và đi ngược lại những nguyên tắc của cái thiện: sẵn sàng dối trá để trở thành một kẻ xấu xa nhất vì như thế sẽ được ngưỡng mộ, được tiếng khen; sẵn sàng tung hê những lời vô nghĩa để có được địa vị, danh vọng và tiền bạc.Thực chất điều đó không mang lại hạnh phúc cho con người nhưng nó thoả mãn lòng kiêu ngạo và tính tự mãn của họ. Đối với Augustinô, hạnh phúc mà ông chờ đợi đã không đến như dự tính, mà chỉ có thứ hạnh phúc giả tạo vì nó là kết quả của giả dối, của tội lỗi. Điều đó khiến Augustinô luôn băn khoăn, day dứt, mâu thuẫn trong nội tâm. Augustinô thực sự chìm vào khủng hoảng trầm trọng, hoài nghi mọi sự, thậm chí giá trị của bản thân cũng bị xem

thường. Ông đã tự chất vấn chính mình, loay hoay tìm lối đi trong sự bế tắc tột độ.

Augustinô nhận ra rằng, để có được hạnh phúc đích thực thì cần phải xuất phát từ căn nguyên sâu xa tốt đẹp. Theo ông, chỉ những gì xuất phát từ chân lý, từ cái thiện mới đem lại niềm vui, sự thanh thản cho tâm hồn.

Augustinô đã nhắc đến trong cuốn Tự thuật hình ảnh một người ăn mày và so sánh với bản thân mình. Ông khẳng định, người ăn mày có được niềm vui thực sự và thanh thản dù chỉ là trong khoảnh khắc bất chợt, hay những giây phút ngắn ngủi; còn bản thân ông thì chỉ là người “ăn mày” vinh dự và sự tự mãn. Hạnh phúc giả tạo chỉ làm cho Augustinô chuốc lấy lo âu, buồn phiền.

Với tư liệu chính là những trải nghiệm cuộc đời mình, Augustinô đã nói lên những đam mê dẫn đến những tội lỗi của đại đa số con người. Nhằm thoả mãn sự kiêu ngạo và tự mãn của bản thân, con người đôi khi dùng tội lỗi là phương tiện. Những đam mê và tội lỗi được bọc trong vẻ đẹp huy hoàng cuốn hút và hấp dẫn. Đồng thời đam mê cũng độc như một thứ dịch bệnh, dễ mắc, dễ lan tràn nhưng lại khó chữa.

Chính sự “buông thả”của ý chí thường khiến con người có xu hướng tự lừa dối chính mình, lừa dối Chúa, đi ngược lại những điều răn của Chúa, lừa dối người khác và xa rời những bản tính tốt đẹp. Augustinô cho rằng sự chệch hướng của ý chí con người có nguyên nhân sâu xa từ sự kiêu ngạo tự mãn của con người: con người tự cho mình vị trí đứng trên mọi thứ, muốn đứng bên cạnh Chúa, muốn có được quyền năng của Chúa… Con người đã sai lầm khi cho rằng, tự do là làm tất cả những gì mình muốn, coi tất cả chỉ là phương tiện để đạt được mục đích. “Sự dữ không phải là một bản thể và trí khôn không phải là một sự thiện tốt thượng, bất biến... Và khi tâm hồn xuất phát từ một cảm kích xấu làm cho con người đâm ra kiêu căng và hung dữ, cũng như người ta làm điều xấu không thể chế ngự được tình yêu của mình, để nó nuôi

Một phần của tài liệu Quan niệm của Augustinô về con người và ảnh hưởng của nó đến triết học hiện sinh của Karl Jaspers (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)