Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên một cách khoa học
- Điều hành các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên hoàn thành những nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch để đạt được mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề.
- Liên kết, liên hệ giữa đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường MN, tập hợp, động viên và hướng dẫn các giáo viên thực hiện học tập, bồi dưỡng chuyên môn.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động BDCM theo chủ đề trong nhà trường: Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN sẽ đạt hiệu quả cao khi xây dựng được Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV tốt.
- Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung BDCM theo chủ đề.
- Theo dừi, đụn đốc, giỏm sỏt việc thực hiện BDCM theo chủ đề.
- Phối hợp các lực lượng trong BDCM theo chủ đề.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
- Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động BDCM theo chủ đề trong nhà trường:
Ở địa bàn huyện Lâm Thao, nhìn chung các trường MN có quy mô vừa phải, do vậy, số lượng đội ngũ, cán bộ, giáo viên không lớn. Tuy nhiên, việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động chuyên môn theo chủ đề để phân công trách nhiệm cụ thể với từng thành viên cũng hết sức cần thiết.
+ Trưởng ban chỉ đạo có sự phân công trách nhiệm đến mọi thành viên trong Ban chỉ đạo để tổ chức việc thực hiện các HĐ BDCM theo chủ đề.
+ Trưởng Ban chỉ đạo phân công cụ thể đến thẩm quyền của từng người và giới hạn ở mức độ khi giao trách nhiệm cho các thành viên tiến hành HĐ BDCM theo chủ đề theo định kỳ, thường xuyên, liên tục và đảm bảo sự phân công hợp lý hoạt động của các thành viên trong ban chỉ đạo.
+ Trong sinh hoạt, học tập bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề, các thành viên của Ban chỉ đạo phát huy vai trò trách nhiệm của mình để triển khai các nội dung bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề đến từng giáo viên đạt hiệu quả.
- Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể tới từng GV tham gia hoạt động BDCM theo chủ đề:
+ HT chỉ đạo tổ chức các HĐ BDCM theo chủ đề cho giáo viên căn cứ vào trọng tâm mục tiêu, yêu cầu CS-ND-GD của nhà trường trong giai đoạn cụ thể.
+ Căn cứ theo nhiệm vụ các giáo viên đang đảm nhiệm, và năng lực của từng giáo viên để có sự sắp xếp, phân công hợp lý giáo viên tham gia những nội dung BDCM theo chủ đề hợp lý:
+ Có sự sắp xếp về nhân sự: sắp xếp bố trí hợp lý, đảm bảo các điều kiện cho người được tham gia tập huấn đầy đủ.
+ Lựa chọn đúng người, đúng việc, phát huy hiệu quả khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề.
+ Hướng dẫn cụ thể, định hướng, giao nhiệm vụ, cho giáo viên qua các HĐ BDCM theo chủ đề như:
Tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn của cấp trên, hoặc một số lớp tập huấn theo chuyên đề cần thiết, quan trọng: đặt ra yêu cầu với giáo viên cần học tập nghiêm túc để về triển khai, thực hiện nhiệm vụ là báo cáo viên với tập thể giáo viên nhà trường.
Tham gia các buổi BDCM theo chủ đề của nhà trường: yêu cầu có những ý kiến cuối đợt BD, về nội dung thu được, về phương pháp giảng dạy của giảng viên, cảm nhận về các điều kiện khác khi tham gia bồi dưỡng, những ý kiến đề xuất sau buổi tập huấn;
hoặc những yêu cầu về viết bài tập thu hoạch, nghiệm thu, những bài học kinh nghiệm, đề xuất những nội dung muốn được tham gia BDCM theo chủ đề cho lần kế tiếp…
- Có những chỉ đạo, định hướng cụ thể cho giáo viên tự bồi dưỡng khoa học, hiệu quả, thiết thực:
+ Định hướng cho giáo viên tự bồi dưỡng sau khi được tham gia các buổi BDCM theo chủ đề cuả nhà trường: điều này rất cần thiết, vì thời lượng BDCM có hạn, mà kiến thức về chuyên môn của ngành học là rất nhiều. Vì vậy, người HT cần chỉ đạo định hướng với các giáo viên về nhiệm vụ tiếp tục học hỏi, nghiên cứu những
gì đã lĩnh hội được qua buổi BDCM theo chủ đề là vô cùng cần thiết, phát huy tối đa hiệu quả của buổi BDCM.
+ Định hướng cho từng giáo viên cụ thể dựa trên năng lực, khả năng thực tế của mỗi người giáo viên để gợi ý định hướng giáo viên tự bồi dưỡng những kiến thức cần thiết hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong trường MN.
Qua đó khuyến khích giáo viên tự học tập và bồi dưỡng: đó là việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tìm kiếm các thông tin, các kiến thức mới về chuyên ngành MN thông qua Internet. Hoặc là định hướng gợi ý giáo viên căn cứ trên nhu cầu thực tế của nhà trường, cần thiết có giáo viên chuyên biệt dạy các môn học phát triển kỹ năng và năng khiếu cho trẻ để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường MN, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường.
- Theo dừi, đụn đốc, giỏm sỏt việc thực hiện BDCM theo chủ đề: trong cụng tỏc chỉ đạo, quản lý, khụng thể lơ là việc theo dừi đụn đốc, giỏm sỏt. Cũng như vậy, khi tổ chức các HĐ BDCM theo chủ đề, người Hiệu trưởng cần luôn sát sao với việc học tập bồi dưỡng của giáo viên: về tính chuyên cần, về sự đảm bảo nghiêm túc tiếp thu trong buổi bồi dưỡng, có những ý kiến với giảng viên nếu thấy cần thiết để điều chỉnh nội dung của buổi BD thiết thực, hiệu quả hơn, phù hợp hơn với nhu cầu mong muốn của học viên, cũng như sự đôn đốc của Hiệu trưởng để giáo viên tích cực khi tham gia BDCM. Sau mỗi đợt BDCM theo chủ đề, Hiệu trưởng nghiêm túc giám sát việc các giáo viên phải hoàn thành phần bài tập nghiệm thu sau bồi dưỡng theo quy định.
- Phối hợp các lực lượng trong HĐ BDCM theo chủ đề:
+ Để hoạt động BDCM theo chủ đề của mỗi nhà trường MN đạt hiệu quả, trường MN cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chỉ đạo chuyên môn, để luôn có sự định hướng đúng trong việc nâng cao chất lượng GDMN, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD.
+ Các trường mầm non huyện Lâm Thao được hưởng sự tạo điều kiện rất thuận lợi của PGD&ĐT huyện trong việc tham gia các buổi BDCM theo chủ đề tổ chức vào cuối hè để chuẩn bị cho năm học mới, các buổi BDCM theo chủ đề trong năm học, các buổi BDCM theo chủ đề lồng với việc tổ chức kiến tập tại các trường điểm trong huyện Lâm Thao, các buổi sinh hoạt chuyên môn với nội dung: cách xây dựng đầu chủ đề mới, một số các nhiệm vụ trọng tâm trong chuyên môn được các cán bộ chuyên viên PGD&ĐT huyện lựa chọn là điểm nhấn cần thiết phải chỉ đạo. Hằng năm, các nhà trường mầm non trong huyện đều được PGD&ĐT kiểm tra, qua các buổi thanh kiểm tra, cỏc cỏn bộ chuyờn viờn PGD&ĐT huyện nắm rừ tỡnh hỡnh chất lượng quản lý, CS-ND-GD trẻ của các trường lớp MN trong toàn huyện. Qua các
buổi sinh hoạt chuyên môn định kì đầu chủ đề (trung bình 1 tháng/lần) là cơ hội rất tốt để được lắng nghe kịp thời những ưu, những hạn chế của mỗi nhà trường, từ đó có những chỉ đạo chung để các nhà trường kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh trong việc thực hiện chuyên môn. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại PGD&ĐT huyện, các nhà trường MN cũng có những cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận với những chỉ đạo mới về GDMN, những kiến thức mới nhất, khoa học nhất trong CS- ND-GD trẻ, từ đó, có những định hướng đúng đắn trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động BDCM theo chủ đề cho toàn thể giáo viên trong trường.
- Chỉ đạo các thành viên trong nhà trường phối hợp với nhau để HĐ BDCM theo chủ đề đạt hiệu quả:
+ Chỉ đạo các cán bộ, giáo viên khác trong nhà trường sẵn sàng hỗ trợ cho công việc của giáo viên được cử tham gia BD, có như vậy, việc tổ chức HĐ BDCM theo chủ đề mới hiệu quả mà không ảnh hưởng tới các hoạt động CS-GD trẻ ở trường MN.
+ Ngoài ra, nhà trường MN còn cần liên kết chặt chẽ với phụ huynh, qua trao đổi trò chuyện với phụ huynh, nắm được nguyện vọng, tâm tư của phụ huynh mong muốn để kịp thời chỉ đạo các giáo viên trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng những kiến thức cần thiết trong chăm sóc- giáo dục trẻ.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Trưởng Ban chỉ đạo đề ra sự phân công trách nhiệm cụ thể tới từng thành viên - Các thành viên của Ban chỉ đạo HĐBDCM theo chủ đề được giao nhiệm vụ gắn trách nhiệm với quyền hạn cụ thể trong nhà trường với việc đảm bảo duy trì và phát huy công tác chuyên môn.
- Cú những quy định rừ ràng về chế độ, quyền lợi cho giỏo viờn tham gia lớp tập huấn.
3.2.4. Quản lý đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề