Quản lý đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 92 - 97)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.2.4. Quản lý đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề

GVMN, ngoài việc thiết lập được mục tiêu bồi dưỡng, người Hiệu trưởng còn phải có khả năng quản lý nội dung, hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp với đội ngũ GV, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, phù hợp định hướng nhu cầu nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đổi mới nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề là một trong những biện pháp lớn, quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường MN.

- Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề nhằm lựa chọn và xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, đáp ứng nhu cầu

người học và sự đổi mới của GDMN. Khắc phục tình trạng nội dung bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của GV mong đợi.

Đổi mới hình thức BDCM theo chủ đề giúp đợt bồi dưỡng có hiệu quả hơn, giáo viên tích cực hơn trong tham gia công tác bồi dưỡng, giúp tích lũy lượng kiến thức chuyên môn nhiều hơn.

Đổi mới nội dung BDCM theo chủ đề giúp người giáo viên được tiếp cận với những thông tin mới, khoa học, hữu ích, phù hợp khi áp dụng vào công tác chăm sóc- giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện.

3.2.4.2.Nội dung biện pháp

- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN:

+ Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD&ĐT huyện.

+ Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT huyện.

+ Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên.

+ Giáo viên tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp).

- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của giáo viên mầm non:

+ Bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn của các chủ đề trong năm học được cập nhật theo Chương trình GDMN mới, tập trung vào những chuyên đề trọng tâm của năm học theo sự chỉ đạo của cấp trên và đòi hỏi thực tế của trường.

+ Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch giảng dạy (kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày…)

+ Bồi dưỡng về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cấp cứu cho trẻ, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tương ứng với mỗi chủ đề trong năm học.

+ Bồi dưỡng về phương pháp bộ môn kích thích sự tích cực, chủ động, khám phá, sáng tạo ở trẻ trong mỗi chủ đề.

+ Bồi dưỡng phương pháp giáo dục Montessori phù hợp theo từng chủ đề.

+ Bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong giảng dạy các chủ đề thích hợp.

+ Bồi dưỡng nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vận dụng xuyên suốt theo các chủ đề trong năm.

+ Bồi dưỡng các chương trình ngoại khóa (phát triển kỹ năng sống, giá trị sống, các môn năng khiếu, ngoại ngữ, tiếp cận với các phần mềm trò chơi phát triển trí thông minh cho trẻ qua máy tính..).

+ Bồi dưỡng tổ chức giờ học và hoạt động vui chơi hiệu quả, hướng tới vận dụng thực hành, áp dụng vào thực tế gần gũi với trẻ MN.

+ Bồi dưỡng phương pháp đánh giá trẻ mầm non ở mỗi chủ đề theo độ tuổi.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN:

+ Căn cứ vào trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng GV để đề ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo tính liên tục, hệ thống và trách nhiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV thông qua các nội dung được bồi dưỡng.

+ Trưng cầu ý kiến GV về nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề để xác định được nhu cầu và mong muốn của GV về nội dung và hình thức bồi dưỡng.

+ Cập nhật những nội dung bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của ngành. Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của GV, gắn với tình hình thực tiễn của GDMN và phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường MN trước những yêu cầu cấp thiết hiện nay về sự phát triển của nhà trường.

+ Cập nhật và nâng cao các kiến thức về chuyên môn của GVMN, đặc biệt là đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp theo chủ đề.

+ Bồi dưỡng cho GV có kỹ năng tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng tích cực, cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, hướng dẫn cách làm đồ dùng, đồ chơi,...

+ Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN, giỳp GV hiểu rừ hơn về những vấn đề đổi mới trong giỏo dục trẻ mầm non.

+ Bồi dưỡng các nội dung CNTT cho giáo viên để giúp giáo viên biết khai thác những thông tin trên mạng Internet; biết soạn giảng giáo án trên máy tính, trong thiết kế các bài giảng điện tử, các hình ảnh trực quan trên máy tính cho trẻ mầm non, trong thiết kế các trò chơi luyện tập, củng cố các môn học phát triển tư duy cho trẻ mầm non bằng các phần mềm…

+ Bồi dưỡng cho giáo viên tiếp cận với phương pháp giáo dục Montessori từng bước theo lộ trình, theo điều kiện của nhà trường và phù hợp với mỗi chủ đề.

- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN:

+ Mời các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng trực tiếp một số chủ đề, chuyên môn, nghiệp vụ về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non.

+ Nhà trường tổ chức bồi dưỡng, hội thảo theo các chủ đề với những chuyên đề trọng tâm, áp dụng hình thức tổ chức kiến tập, kết hợp bồi dưỡng lý thuyết, tạo điều kiện cho GV vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.

+ Tăng cường tổ chức cho GV tham quan học tập ở các mô hình MN với các quy mô nhà trường khác nhau: từ những trường có quy mô trung bình, đến những trường chất lượng cao, những trường MN đạt chuẩn QG, tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ với các trường MN khác trong huyện, trong và ngoài tỉnh.

+ Việc trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm là một trong những hình thức bồi dưỡng quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi GVMN. Đây chính là cơ hội giúp cho đội ngũ GVMN vươn tầm nhìn ra khỏi phạm vi của trường mình, để nhìn lại chính mỡnh, để thấy rừ mỡnh hơn trong quỏ trỡnh thực hiện nhiệm vụ chuyờn mụn trong trường mầm non.

+ Liên kết với các trường mầm non khác trong huyện, huyện bạn và tỉnh khác (các mô hình trường mầm non tiêu biểu) để công tác bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV thực sự có hiệu quả, chất lượng, bên cạnh việc chủ động bồi dưỡng tại trường.

+ Tổ chức hội thi, hội giảng nhằm tạo cơ hội cho các giáo viên MN được cọ sát, học hỏi với giáo viên trường mầm non trong huyện, trong tỉnh.

+ Giáo viên tự nghiên cứu BDCM theo chủ đề dưới sự hướng dẫn, định hướng của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng phải thông tin kịp thời cho GV những nội dung cần BD theo chủ đề để giáo viên được biết và chủ động lựa chọn các chuyên đề phù hợp.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng cần căn cứ vào mục tiêu trọng điểm của nhà trường để để ra những nội dung BDCM theo chủ đề cho phù hợp.

- Xây dựng nội dung BDCM theo chủ đề đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp thực tế nhà trường MN.

- Chú trọng các hình thức BDCM làm tăng tính hiệu quả các đợt BDCM theo chủ đề.

- Đảm bảo nguồn kinh phí, điều kiện CSVC để tiến hành thực hiện BDCM theo chủ đề với các nội dung bồi dưỡng phong phú, các hình thức tổ chức đa dạng theo kế hoạch đã xây dựng.

3.2.5. Động viên và khuyến khích việc tự bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của giáo viên

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Củng cố chất lượng hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên thông qua việc khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng

- Phát huy ở người giáo viên, tinh thần ham học hỏi sự sáng tạo, tìm tòi, không ngừng hoàn thiện bản thân thông qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Động viên và khuyến khích ý thức tự học của giáo viên trường MN.

- Động viên và khuyến khích giáo viên tự học sau khi được tham gia BDCM theo chủ đề và phát hiện những sở trường về chuyên môn để tự học hỏi, đi sâu nghiên cứu đặc thù bộ môn, hay những chuyên đề ưa thích, những trọng tâm mũi nhọn cho việc nâng cao chuyên môn trong nhà trường, góp phần tích cực, cần thiết cho sự phát triển của nhà trường.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Tăng cường khuyến khích giáo viên tự học sau khi được tham gia BDCM theo chủ đề.

Tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề. Cần tạo các phong trào tự bồi dưỡng, bồi dưỡng liên tục theo nhu cầu cần thiết của từng giáo viên, khuyến khích tinh thần tự giác, nhiệt tình, ý thức học tập bồi dưỡng chuyên môn của GV.

- Nâng cao ý thức trong mỗi nhà trường về ý thức “Tự học, tự sáng tạo, học liên tục, học suốt đời”. Tự cập nhật bồi dưỡng trình độ, nâng cao chuyên môn thể hiện phẩm chất cần có đối với mỗi CBQL và giáo viên trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, nhất là trong xu thế của tiến trình hội nhập hiện nay của Việt Nam, đòi hỏi mỗi người khi sống trong “Xã hội học tập” thì phải có.

- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBQL GDMN trong trường hiểu và thấm nhuần sâu sắc, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công tác tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển giáo dục- đào tạo nói chung và bậc học mầm non nói riêng.

- Khuyến khích giáo viên tự học sau khi được tham gia BDCM theo chủ đề và phát hiện những sở trường về chuyên môn để tự học hỏi, đi sâu nghiên cứu đặc thù bộ môn, hay những chuyên đề ưa thích, những trọng tâm mũi nhọn cho việc nâng cao chuyên môn trong nhà trường, góp phần tích cực, cần thiết cho sự phát triển của nhà trường.

- Định hướng cho giáo viên tự bồi dưỡng sau khi được tham gia các buổi BDCM theo chủ đề cuả nhà trường: điều này rất cần thiết, vì thời lượng BDCM theo chủ đề có hạn, mà kiến thức về chuyên môn của ngành học là rất nhiều, do vậy, giảng viên nhìn chung chỉ có thể hệ thống lượng kiến thức cần thiết cho mỗi chủ đề bồi dưỡng, gợi mở theo tinh thần đổi mới GDMN cho các giáo viên, phát huy ở mỗi người giáo viên ở sự sáng tạo, sự linh hoạt trong tổ chức hoạt động CS- GD trẻ MN.

Vì vậy, người HT cần định hướng với các giáo viên về nhiệm vụ tiếp tục học hỏi, nghiên cứu những gì đã lĩnh hội được qua buổi BDCM theo chủ đề là vô cùng cần thiết, phát huy tối đa hiệu quả của buổi BDCM.

- Khuyến khích giáo viên tự học tập và bồi dưỡng những kiến thức khác phục vụ cho nâng cao chất lượng thực hiện chuyên môn GDMN như việc ứng dụng CNTT trong thiết kế các bài giảng, sưu tầm các tư liệu, học liệu tranh ảnh, videoclip trên mạng Internet, trong giảng dạy, tìm kiếm các thông tin, các kiến thức mới về chuyên ngành MN thông qua Internet.

Định hướng gợi ý giáo viên, phát hiện những năng khiếu, sở trường riêng của giáo viên để khuyến khích giáo viên tự hoàn thiện mình, khuyến khích giáo viên mầm non không ngừng học hỏi, khám phá bản thân, phát hiện năng khiếu của bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường mầm non.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- HT luôn động viên, khuyến khích giáo viên trong việc tự bồi dưỡng.

- HT và GVMN phải cú định hướng rừ ràng về cụng tỏc tự bồi dưỡng, phải xõy dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết về công tác tự bồi dưỡng.

3.2.6. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)