Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 103 - 109)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1: Thống kê ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất của 130 nghiệm thể

TT Các biện pháp

Mức độ đánh giá

Điểm TB

Thứ Rất cần bậc

thiết

Cần thiết

Không cần thiết

1.

Kế hoạch hóa HĐ BDCM theo chủ đề ngắn hạn và dài hạn của nhà trường trên cơ sở cá nhân tự đăng ký.

116 14 0 2.89 4

2.

Tổ chức BDCM theo chủ đề có trọng tâm, trọng điểm căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu nuôi dưỡng, giáo dục của trường MN trong từng giai đoạn.

118 12 0 2.91 3

3. Chỉ đạo BDCM theo chủ đề cho

giáo viên một cách khoa học. 113 17 0 2.87 5

4. Quản lý đổi mới nội dung, hình

thức BDCM theo chủ đề. 122 8 0 2.94 1

5.

Động viên và khuyến khích việc tự bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của GV.

120 10 0 2.92 2

6.

Kiểm tra đánh giá hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên trường mầm non.

109 21 0 2.84 7

7.

Quản lý việc thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích giáo viên học tập, BDCM theo chủ đề

112 18 0 2.86 6

Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý

Nhìn vào bảng 3.1 cho ta thấy các cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Cán bộ quản lý các trường mầm non và giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đánh giá các biện pháp đã đề xuất ở mức rất cần thiết với tỷ lệ cao. Không có ý kiến nào đánh giá các biện pháp đã đề xuất ở không cấp thiết.

Điều đó chứng tỏ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non được đề xuất là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp giáo viên mầm non cập nhật những vấn đề đổi mới của giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên và yêu cầu đỏi hỏi ngày càng cao của xã hội với chất lượng giáo dục mầm non.

Bảng 3.2: Thống kế ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất của 130 nghiệm thể

TT Các biện pháp

Mức độ đánh giá Điểm TB

Thứ Rất bậc

khả thi Khả thi

Không khả thi 1.

Kế hoạch hóa HĐ BDCM theo chủ đề ngắn hạn và dài hạn của nhà trường trên cơ sở cá

nhân tự đăng ký. 111 19 0 2.85 5

2.

Tổ chức BDCM theo chủ đề có trọng tâm, trọng điểm căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu nuôi dưỡng, giáo dục của trường MN trong từng giai đoạn.

120 10 0 2.92 2

3. Chỉ đạo BDCM theo chủ đề cho giáo viên

một cách khoa học. 117 13 0 2.90 3

4. Quản lý đổi mới nội dung, hình thức BDCM

theo chủ đề. 124 6 0 2.95 1

5. Động viên và khuyến khích việc tự bồi dưỡng

chuyên môn theo chủ đề của GV. 114 16 0 2.88 4

6. Kiểm tra đánh giá hoạt động BDCM theo chủ

đề cho giáo viên trường mầm non. 105 25 0 2.81 7

7.

Quản lý việc thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích giáo viên học tập, BDCM theo

chủ đề. 108 22 0 2.83 6

Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý

Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cho thấy: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên được đánh giá có tính khả thi cao được xếp theo thứ tự là:

1- Quản lý đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề.

2- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề có trọng tâm, trọng điểm căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường mầm non trong từng giai đoạn.

3- Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên một cách khoa học.

4- Khuyến khích việc tự bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của giáo viên.

5- Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề ngắn hạn và dài hạn của nhà trường trên cơ sở cá nhân tự đăng ký.

6- Quản lý việc thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề.

7- Kiểm tra đánh giá hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên trường MN.

Số liệu ở bảng trên cũng cho thấy hầu hết các biện pháp quản lý BDCM theo chủ đề cho GV đã đề xuất đều được đánh giá ở mức khả thi trở lên với tỷ lệ 100% ý kiến. Điều này cho thấy các biện pháp đề ra có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

Với tính cần thiết và tính khả thi ở trên. Chúng tôi tổng kết và so sánh về tính cần thiết và khả thi ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp

Mức độ Kết quả

Tính cần thiết

Tính khả

thi Hiệu số thứ bậc X X1 Y Y1 (X1-Y1) (X1-Y1)2

1

Kế hoạch hóa HĐ BDCM theo chủ đề ngắn hạn và dài hạn của nhà trường trên cơ sở cá nhân tự đăng ký.

2.89 4 2.85 5 -1 1

2

Tổ chức BDCM theo chủ đề có trọng tâm, trọng điểm căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu nuôi dưỡng, giáo dục của trường MN trong từng giai đoạn.

2.91 3 2.92 2 1 1

3

Chỉ đạo BDCM theo chủ đề cho giáo viên một cách khoa học.

2.87 5 2.90 3 2 4

4 Quản lý đổi mới nội dung, hình

thức BDCM theo chủ đề. 2.94 1 2.95 1 0 0

5

Động viên và khuyến khích việc tự bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của GV.

2.92 2 2.88 4 -2 4

6

Kiểm tra đánh giá hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên trường mầm non.

2.84 7 2.81 7 0 0

7

Quản lý việc thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích giáo viên học tập, BDCM theo chủ đề.

2.86 6 2.83 6 0 0

Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Với kết quả tổng hợp, ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo công thức tính hệ số tương quan thứ bậc:

 1 1

) 1 (

) (

1 6 2

2

 

 

  R

N N

Y R X

Trong đó: - R là hệ số tương quan.

- (X-Y)2 là thứ bậc của 2 tập hợp dữ liệu đem so sánh.

- N là số các biện pháp đề xuất.

Thay các giá trị ta có:

6.10 6.10 60

1 1 1 1 0.17 0.83

7(49 1) 7.48 336

R        

Nếu R: 0,8 – 1,0 sự tương quan tốt (độ tin cậy cao)

Nếu R: 0,6 – 0,8 sự tương quan trung bình (độ tin cậy trung bình) Nếu R: 0,4 – 0,6 sự tương quan kém (độ tin cậy thấp)

Nếu R: 0,2 – 0,4 sự tương quan rất kém (độ tin cậy rất thấp)

Như vậy; Với R = 0,83 cho thấy giữa 2 yếu tố khảo sát là tính cấp thiết và tính khả thi có liên quan chặt chẽ đến nhau. Các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được các cán bộ quản lý, chuyên gia và đại diện giáo viên thống nhất đánh giá ở mức cao, các biện pháp quản lý đề xuất có tính cấp thiết thì đều có tính khả thi.

Kết luận chương 3

Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên trường mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cho thấy 7 biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Giáo dục - Đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng.

Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên đạt chất lượng và hiệu quả, người Hiệu trưởng phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của giáo viên và sự kết hợp của các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non..

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)