Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 107)

Với kết quả tổng hợp, ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo công thức tính hệ số tương quan thứ bậc:

 1 1 ) 1 ( ) ( 6 1 2 2         R N N Y X R

Trong đó: - R là hệ số tương quan.

- (X-Y)2 là thứ bậc của 2 tập hợp dữ liệu đem so sánh. - N là số các biện pháp đề xuất. Thay các giá trị ta có: 6.10 6.10 60 1 1 1 1 0.17 0.83 7(49 1) 7.48 336 R         

Nếu R: 0,8 – 1,0 sự tương quan tốt (độ tin cậy cao)

Nếu R: 0,6 – 0,8 sự tương quan trung bình (độ tin cậy trung bình) Nếu R: 0,4 – 0,6 sự tương quan kém (độ tin cậy thấp)

Nếu R: 0,2 – 0,4 sự tương quan rất kém (độ tin cậy rất thấp)

Như vậy; Với R = 0,83 cho thấy giữa 2 yếu tố khảo sát là tính cấp thiết và tính khả thi có liên quan chặt chẽ đến nhau. Các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được các cán bộ quản lý, chuyên gia và đại diện giáo viên thống nhất đánh giá ở mức cao, các biện pháp quản lý đề xuất có tính cấp thiết thì đều có tính khả thi.

Kết luận chương 3

Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên trường mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cho thấy 7 biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Giáo dục - Đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng.

Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên đạt chất lượng và hiệu quả, người Hiệu trưởng phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của giáo viên và sự kết hợp của các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non..

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non là công việc hết sức cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vì đội ngũ giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục mầm non.

Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên nói chung, GVMN nói riêng. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận, về thực trạng quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non, đề tài đã đưa ra 7 biện pháp quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non. Đề tài đã đạt được những ý nghĩa sau:

Về lý luận: đề tài đã hệ thống được các khái niệm về quản lý, các chức năng quản lý và quản lý giáo dục, nghề nghiệp và chuyên môn nghề nghiệp, giáo viên mầm non và hoạt động chuyên môn, trường MN và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, biện pháp quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên, vai trò, vị trí của Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non…

Về thực tiễn: Đề tài đã xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non trước những yêu cầu cấp thiết hiện nay về đổi mới GDMN: Những biện pháp đề xuất mang ý nghĩa cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên trường mầm non hiện nay. Kết quả trưng cầu ý kiến với các đối tượng từ giáo viên, CBQL, tới các chuyên gia đều cho thấy những biện pháp chúng tôi đề xuất đều hợp lý, cần thiết và có tính khả thi cao.

Các biện pháp chúng tôi đưa ra đều có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc và hỗ trợ nhau để tạo nên một thể hoàn chỉnh và thống nhất. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp quản lý luôn phải mềm dẻo linh hoạt, các biện pháp được vận hành đồng bộ, đan xen lẫn nhau để tăng thêm tính hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Biên soạn các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chủ đề hàng năm.

- Tăng cường tổ chức các Hội thảo giáo dục có nội dung liên quan tới nhiệm vụ trọng tâm “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”.

- Có chế độ, chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động bồi dưỡng, đầu tư CSVC cho các trường mầm non.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ

- Triển khai bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên cốt can scaaps tỉnh để làm nòng cốt cho các huyện.

- Phát động phong trào tự học- tự bồi dưỡng về chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non sâu rộng trong toàn ngành.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao

- Triển khai bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề với những chuyên đề thiết thực, kịp thời và phù hợp.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của các trường mầm non.

- Kịp thời động viên, nhân rộng các đơn vị điển hình làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non.

2.4. Đối với các trường mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

- Hiệu trưởng các trường MN cần áp dụng các biện pháp đã được nghiên cứu trong đề tài một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế của trường.

- Hiệu trưởng các trường MN chủ động trong tự nhận thức tầm quan trọng của hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên với sự phát triển bền vững của nhà trường.

- Cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của giáo viên mầm non trong thực tế.

- Khuyến khích, động viên giáo viên trong tự học tập - tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ. - Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, cải thiện các điệu kiện làm việc cho giáo viên.

2.5. Đối với giáo viên các trường mầm non

- Người giáo viên mầm non cần xác định rõ nhiệm vụ chuyên môn của mình đối với nghề giáo viên mầm non.

- Mỗi giáo viên cần xác định hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề để thực hiện tốt công tác CS-ND- GD trẻ ở trường MN là cần thiết. Tích cực, chủ động, phát huy tự học tập, tự bồi dưỡng, có ý thức học tập cao khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ của bản thân.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Tạ Quang Thắng (2015), Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Quản lý giáo dục, Học viện quản lý giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo (Số 68, tháng 1-2015, tr. 61).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1995), Một số khái niệm và luận đề, Trường Cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo Hà Nội.

2. Báo cáo cuối năm, năm học 2013 - 2014 Phòng GD&ĐT huyện Lâm Thao.

3. Bộ GD&ĐT Hà Nội (2008), Dự thảo chiến lược phát triển GD& ĐT giai đoạn 2009-2020.

4. Bộ GD&ĐT - Vụ Giáo dục Mầm non - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1999), Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020, NXB Hà Nội. 5. Bộ GD&ĐT (2005), Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2009 - 2020.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (14/4/2011) Thông tư ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non.

7. C.Mác (1993), Tư bản, NXB Sự thật Hà Nội.

8. Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh (1999), Một số vấn đề quản lý giáo dục mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chỉ thị số 01-CT-TW ngày 17/3/2011 của Bộ chính trị về học tập quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

10. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

11. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020

12. Chính phủ, Nghị định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động (số 69/2008/NĐ-CP) trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

13. Phạm Khắc Chương (2000), Lịch sử tư tưởng giáo dục thế giới, NXB Sư phạm Hà Nội.

14. Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương. ĐHSP Hà Nội. 15. Phạm Khắc Chương - Hồ Thị Nhật (2010), J.A Cômenxki - Cha đẻ của giáo

dục hiện đại. NXB Thanh niên.

16. Chương trình giáo dục mầm non (2009), NXB Giáo dục Việt Nam.

17. Công văn số 4318/BGDĐT-GDMN ngày 14/8/2014 của Bộ giáo dục về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2014 - 2015

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

19. Điều lệ trường Mầm non (2008). NXB Giáo dục.

20. Phạm Minh Hạc (1986). Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục.

21. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009), Cẩm nang quản lý giáo dục nghiệp vụ mầm non - Kiến thức và kỹ năng. NXB Hà Nội.

22. Harold Kootz, Cyri Odonell, Heiz Weihrich (1994). Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội.

23. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Ngành GD - ĐT Việt Nam (2011). NXB Chính trị Quốc gia.

24. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2009). Quản lí giáo dục. NXB ĐHSP.

25. Hà Sĩ Hồ (1985). Những bài giảng về quản lý trường học. NXB GD Hà Nội. 26. Lê Thu Hương (2007). Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

trong trường mầm non theo chủ đề. NXB Giáo dục.

27. Kế hoạch số 4058/KH-UBND ngày 19/11/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ mầm non 5 tuổi.

28. Trần Kiểm (1997). Quản lý giáo dục và trường học. Học viện KHGD - Hà Nội. 29. Nguyễn Văn Lê (1985). Khoa học quản lý nhà trường. NXB Thành phố Hồ

chí Minh.

30. Nguyễn Đức Lợi (2008). Giáo trình khoa học quản lý. NXB Tài chính. 31. Luật Bảo vệ, cuộc sống và giáo dục trẻ em (1995). NXB Chính trị Quốc gia

- Hà Nội.

32. Luật Giáo dục năm 2005. Được sửa đổi bổ sung năm 2009. NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

33. M.I. Kordakop (1983). Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận huyện. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương - Hà Nội.

34. Maria Motessori, Trịnh Xuân Tuyết và Nghiêm Phương Mai dịch (2013). Trẻ thơ trong gia đình, Nhà xuất bản tri thức.

35. Hồ Chí Minh (1997). Về vấn đề giáo dục. NXB GD Hà Nội.

36. Nghị định Chính phủ số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thông tin, môi trường.

37. Nghị quyết 17/2011/ NQ-HĐND ngày 29/7/2011 của Hội đồng nhân dân huyện Lâm Thao về Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015. 38. Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 Đại hội Đảng

Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

39. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988). Giáo dục học tập 1. NXB GD - Hà Nội. 40. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch (1960). NXB Sự thật - Hà Nội.

41. Nguyễn Ngọc Quang (1989). Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý TWI.

42. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1999, 2003). Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

43. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

44. Quyết định 149/2006 phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015”

45. Hà Thế Truyền- Hoàng Minh Thao (2003). Quản lý giáo dục tiểu học theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

46. Thủ tướng chính phủ, (số 60/2011/QĐ-TTg), Quyết định quy định một số chính sách phát triển chính sách giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015.

47. Đỗ Hoàng Toàn (1995). Lý thuyết quản lý. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - Hà Nội.

48. Tổng hợp khảo sát số liệu đánh giá trẻ mầm non 3 năm từ 2012 đến 2014 huyện Lâm Thao

49. Tổng hợp thống kê giáo dục mầm non 3 năm từ 2012 đến 2015 huyện Lâm Thao 50. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001). Luận cứ khoa học cho việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kì CNH - HĐH đất nước.

NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

51. Trung tâm từ điển ngôn ngữ - NXB khoa học xã hội Hà Nội (1994). Từ điển Tiếng Việt.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non)

Để tăng cường công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào ô trống thích hợp hoặc trả lời câu hỏi.

1. Xin đồng chícho biết vị trí, vai trò của bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non.

a. Theo đồng chí, trong trường Mầm non bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề có vị trí và vai trò như thế nào?

- Rất quan trọng - Quan trọng - Không quan trọng

b. Dưới đây là các biểu hiện về vai trò của bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non. Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào ô trống cho phù hợp với ý kiến đồng chí

- Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề giúp cho giáo viên có một nền tảng chuyên môn nghiệp vụ vững chắc để thực hiện việc CS - GD trẻ có hiệu quả. - Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng CS - GD trẻ trong nhà trường.

- Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề quyết định đến sự tín nhiệm tin tưởng của phụ huynh tới nhà trường.

- Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề giúp giáo viên có thể giao lưu học hỏi và phát triển chuyên môn của mình một cách hiệu quả nhất.

- Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển trường MN.

- Bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên có ảnh hưởng lớn đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 107)