Thực trạng về độ tuổi của GVMN huyện LâmThao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 48 - 51)

Độ tuổi < 30 < 40 < 50 Từ 50-55

Tổng số 204 114 60 27

Tỷ lệ % 50.4 28.1 14.8 6.7

+ Nhận xét:

Đội ngũ GVMN trong độ tuổi còn trẻ nhiều, có lợi thế về sức khỏe, về độ tiếp thu nhanh những kiến thức mới, có lòng nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, các giáo viên mầm non trẻ tuổi cũng có một số khó khăn như sau:

- Còn hạn chế về chuyên môn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

- Hạn chế trong kinh nghiệm sống, ứng xử với đồng nghiệp, trong giao tiếp với phụ huynh.

- Hạn chế trong tích lũy kiến thức các ngành khác phục vụ cho chuyên ngành GDMN.

2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của giáo dục mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Thao, tỉnh Phú Thọ

2.2.2.1 Thuận lợi

Giáo dục mầm non luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ huyện đến cơ sở, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây mới bổ sung, mở rộng khuôn

viên, cảnh quan trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp; luôn nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, hằng năm tỷ lệ trẻ huy động ra lớp đều tăng lên năm sau hơn năm trước; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nâng lên; đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng lên cả về số lượng, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng GD&ĐT đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT đã cử cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, các hội nghị chuyên đề, các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT tổ chức.

Hiện nay, toàn huyện có 458 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, trong đó cán bộ quản lý 53, giáo viên 405. Hiệu trưởng giỏi cấp huyện 19 đồng chí, cấp tỉnh 3 đồng chí; giáo viên giỏi cấp huyện 130 đồng chí, cấp tỉnh 9 đồng chí.

- Về quy mô phát triển GDMN: Quy mô GDMN được phát triển mạnh ở các loại hình trường, lớp đáp ứng được nhu cầu giáo dục của con em nhân dân trong huyện.

- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 5 - 6% so với đầu năm học. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Toàn huyện có 19 trường với 197 nhóm, lớp thực hiện theo chương trình GDMN mới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả khả quan, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nền nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 94% trẻ đạt theo yêu cầu quy định.

- Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới cho các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định. Hàng năm huyện đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm trang thiết bị theo hướng đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra, huyện còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường

mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay, tổng số trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia của Huyện là 18/19 trường. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường ngày càng được quan tâm thích đáng. Cùng với sự đầu tư bằng nguồn ngân sách và nguồn đóng góp được huy động từ chủ trương xã hội hoá giáo dục, bộ mặt các trường được đổi mới khang trang, thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy ngày càng phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2.2.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục Mầm non huyện Lâm Thao trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, đó là:

Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo. Nhiều giáo viên chưa tiếp cận được với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo. Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trình độ của giáo viên có sự phân hoá rõ ràng giữa các trường trong huyện. Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao.

Trong bồi dưỡng chuyên môn, hầu hết giáo viên chưa xác định được mục đích bồi dưỡng chuyên môn là để có kỹ năng sư phạm vững vàng đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, nuôi dạy trẻ mà chủ yếu nặng về kiến thức mang tính lý thuyết. Cả cán bộ quản lý, giáo viên đều chú ý đến mục đích kiến thức và vận dụng sáng tạo mà coi nhẹ hình thành kỹ năng. Giáo viên quan tâm đến mục đích kiến thức, điều này thể hiện sự thiếu tự tin về những hiểu biết trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ.

Do thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên khi xây dựng kế hoạch một số cán bộ quản lý còn lúng túng, chưa xác định đầy đủ các phần việc phải làm. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đôi khi còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

Chưa có sự thống nhất trong cách lựa chọn các phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giữa cán bộ quản lý và giáo viên.

Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên mầm non là một trong những nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên, không phải Hiệu trưởng nào cũng làm nhiệm vụ này thường xuyên.

Đồ dùng trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ. Hiệu trưởng chưa chú ý đến các trang thiết bị các đồ dùng dạy học mang tính hiện đại. Giáo viên chưa có thói quen rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.

Điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương trong huyện phát triển không đồng đều nên sự đầu tư, quan tâm đến GDMN có nơi chưa được quan tâm đúng mức.

Mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới các cô giáo và học sinh trong nhà trường.

Nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, nhiều người chưa thực sự hiểu về GDMN nên có những yêu cầu, đòi hỏi giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ không phù hợp tạo áp lực cho giáo viên.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện Lâm, Thao tỉnh Phú Thọ mầm non huyện Lâm, Thao tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Vài nét về mẫu nghiên cứu và cách xử lý số liệu khảo sát

+ Vài nét về mẫu nghiên cứu: chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 8 trường mầm non của huyện Lâm Thao để tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN huyện LâmThao, tỉnh Phú Thọ

- Nhóm CBQL: gồm 18 Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của 8 trường mầm non huyện Lâm Thao

- Nhóm GV: gồm 108 giáo viên của 8 trường mầm non huyện Lâm Thao

+ Danh sách 8 trường tiến hành khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)