Tổng hợp số lượng đánh giá các chủ đề chuyên môn cần bồi dưỡng cho GVMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 56 - 70)

cho GVMN TT Chủ đề Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất Cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Chủ đề Trường lớp mầm non 69 50 7 2.49 10 2 Chủ đề Bản thân 70 49 7 2.50 9 3 Chủ đề Gia đình 72 48 6 2.52 8 4 Chủ đề Nghề nghiệp 95 22 9 2.68 3 5 Chủ đề Thế giới thực vật 87 25 14 2.58 7 6 Chủ đề Thế giới động vật 84 34 8 2.60 6

7 Chủ đề Các hiện tượng tự nhiên 96 23 7 2.71 1

8 Chủ đề Giao thông 93 28 5 2.70 2

9 Chủ đề Quê hương - đất nước 94 19 13 2.64 4

10 Chủ đề Trường tiểu học 93 17 16 2.61 5

+ Nhận xét:

Như vậy các chủ đề đa số được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên, với mỗi chủ đề cũng được CBQL, giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết khác nhau, trong đó chủ đề các hiện tượng Tự nhiên, chủ đề Giao thông, chủ đề Nghề nghiệp là những chủ đề cơ bản hơn, giáo viên dành sự quan tâm nhiều hơn và cần được bồi dưỡng cho giáo viên nhiều hơn; đây cũng là những chủ đề mà giáo viên còn gặp

nhiều khó khăn cần được tháo gỡ trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn. Vì vậy, trong bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cần tập trung bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

- Bồi dưỡng Chủ đề các hiện hiện tượng Tự nhiên là chủ đề mà CBQL, giáo viên các trường mầm non dành sự quan tâm rất lớn. Điều này cho thấy đây là chủ đề có lượng kiến thức rộng lớn, muốn tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên để có kiến thức sâu rộng giúp cho giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trẻ trong trường mầm non.

- Bồi dưỡng về chủ đề Giao thông đứng thứ 2 trong công tác bồi dưỡng, tìm hiểu các vấn đề về giao thông là yêu cầu cấp thiết, giúp CBQL, giáo viên có nhiều hiểu biết và củng cố các kỹ năng tham gia giao thông và hướng dẫn cho trẻ biết các phương tiện giao thông, kỹ năng tham gia các hoạt động vui chơi giao thông trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức chấp hành giao thông của mọi người.

- Chủ đề Nghề nghiệp cũng được quan tâm hơn trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Việc nắm bắt các ngành nghề và đặc trưng các ngành nghề của địa phương, vùng miền để hiểu và giới thiệu cho trẻ, hướng dẫn trẻ tập tham gia các hoạt động giáo dục, các hoạt động tập sắm vai theo nghề bé yêu thích… Bồi dưỡng nội dung này sẽ kích thích trẻ sự tìm tòi, húng thú khám phá ở trẻ.

- Tiếp đó, bồi dưỡng chủ đề Quê hương đất nước là bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn, những kỹ năng, hành vi ứng xử phù hợp, làm cơ sở cho tình yêu quê hương, đất nước. Đây là nội dung vừa gần gũi thân quen nhưng cũng cần đến sự hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm cuộc sống của mỗi người giáo viên. Qua chủ đề giáo dục tình cảm- xã hội và nhận thức cho trẻ, vì vậy chủ đề này cũng được CBQL, giáo viên dành sự quan tâm hơn.

- Bồi dưỡng chủ đề trường Tiểu học: chủ đề chuyên môn này chủ yếu đối với trẻ 5 - 6 tuổi, song CBQL, giáo viên quan tâm nhiều, bởi đây là một môi trường mới, khác với trường mầm non, qua chủ đề giúp trẻ dễ dàng tìm hiểu, thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho trẻ tự tin, niềm vui sướng, phấn khởi để chuẩn bị bước vào trường tiểu học.

- Đối với bồi dưỡng chủ đề thế giới thực vật, thế giới động vật được quan tâm tiếp theo. Qua hai chủ đề này, giáo viên hướng dẫn và tổ chức các hoạt động làm cho trẻ hứng thú, muốn tìm hiểu và khám phá những sự vật xung quanh trẻ, gần gũi với trẻ. Khơi dậy tính tò mò, ham hiểu biết, khuyến khích trẻ tìm kiếm kiến thức mới đồng thời giúp trẻ có những tình cảm, kỹ năng hành vi ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh.

- Các chủ đề gia đình, bản thân, trường lớp mầm non là những chủ đề có nội dung và những vấn đề thường xuyên gần gũi với giáo viên, với trẻ. Các chủ đề này là những nội dung được quan tâm trong công tác bồi dưỡng chuyên môn của CBQL, giáo viên mầm non. Việc giúp trẻ hiểu biết rõ về trường mầm non của trẻ, gia đình trẻ

và những vấn đề của chính bản thân trẻ nếu được giáo viên thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ sẽ có được những tình cảm, kĩ năng, hình thành được những hành vi ứng xử và giao tiếp tốt với người thân, với bạn bè, với các cô giáo và giúp trẻ có khả năng tự quan tâm, chăm sóc chính bản thân mình, tự tin tham gia các hoạt động ở gia đình và ở trường ở lớp.

* Từ đó có thể thấy rõ hơn sự cần thiết phải thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên của mỗi nhà quản lý giáo dục để từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

2.3.5. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.3.5.1. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN huyện Lâm Thao

Bảng 2.12: Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN huyện Lâm Thao

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất Thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên 1

BDCM theo chủ đề những kiến thức chuyên môn cập nhật theo Chương trình GDMN mới, tập trung

vào những chuyên đề trọng tâm của năm học 109 16 1 2.85 1

2 BDCM theo chủ đề về xây dựng kế hoạch giảng

dạy của từng chủ đề, kế hoạch theo tuần, ngày 106 17 3 2.82 2

3 BDCM theo chủ đề về phương pháp bộ môn kích

thích sự tích cực, chủ động, khám phá, sáng tạo ở trẻ 98 24 4 2.75 4

4

BDCM theo chủ đề về tổ chức giờ học và hoạt động vui chơi hiệu quả, hướng tới vận dụng thực hành, áp

dụng vào thực tế gần gũi với trẻ mầm non 96 27 3 2.74 5

5

BDCM theo chủ đề về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cấp cứu

cho trẻ, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 103 19 4 2.79 3

6 BDCM theo chủ đề về phương pháp đánh giá trẻ

mầm non theo độ tuổi 87 35 4 2.66 7

7 BDCM theo chủ đề phương pháp giáo dục

Montessori 75 42 9 2.52 10

8 BDCM theo chủ đề về ứng dụng CNTT trong

giảng dạy 80 39 7 2.58 9

9 BDCM theo chủ đề về nội dung “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực” 89 35 2 2.69 6

10

BDCM theo chủ đề các chương trình ngoại khóa (phát triển kỹ năng sống, giá trị sống, các môn năng khiếu, các phần mềm trò chơi phát triển trí thông minh cho trẻ qua máy vi tính…)

+ Nhận xét:

- Nội dung “BDCM theo chủ đề những kiến thức chuyên môn cập nhật theo Chương trình GDMN mới” phần lớn nằm trong các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD&ĐT huyện. Do vậy, mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện được đánh giá tốt. Các nhà trường đều căn cứ vào nội dung tập huấn của cấp trên để tiếp tục triển khai bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên trong trường. Chỉ có 1/126 ý kiến cho rằng nội dung này chưa thực hiện thường xuyên.

- Bồi dưỡng “Xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng chủ đề, kế hoạch theo tuần, ngày”: Đây là hoạt động định kỳ theo từng chủ đề học tập của trẻ, qua buổi sinh hoạt chuyên môn đầu chủ đề, các cán bộ giáo viên được trực tiếp hướng dẫn lập kế hoạch cho chủ đề mới của trẻ, xác định mục tiêu và nội dung chủ đề; cách xây dựng kế hoạch các tuần trong chủ đề, kế hoạch từng tuần, từng ngày cụ thể. Vì vậy nội dung bồi dưỡng này được đánh giá thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Có 3 ý kiến cho rằng nội dung này chưa được thực hiện thường xuyên. Qua trao đổi, chúng tôi được biết sở dĩ có ý kiến này là do mặc dù được bồi dưỡng, song hiệu quả triển khai thực tế việc lập kế hoạch của các giáo viên chưa đạt chất lượng như mong muốn.

- “Bồi dưỡng theo chủ đề về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cấp cứu cho trẻ, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Do đặc thù nhiều giáo viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, trong khi đó nguy cơ tai nạn thương tích, mất an toàn cho trẻ, những rủi ro của trẻ khi ở trường mầm non là rất cao, vì vậy, nội dung bồi dưỡng về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cấp cứu cho trẻ cũng được lựa chọn để thực hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt với một số một số trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cũng được các trường lựa chọn bồi dưỡng. Có 19 ý kiến cho rằng nội dung này thực hiện thường xuyên, 4 ý kiến cho rằng nội dung này chưa thực hiện thường xuyên.

- “ Bồi dưỡng theo chủ đề về phương pháp bộ môn kích thích sự tích cực, chủ động, khám phá, sáng tạo ở trẻ”: Do có nhiều giáo viên trẻ, vì vậy các trường mầm non cũng thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng về phương pháp bộ môn cho giáo viên. Có 24 ý kiến cho rằng nội dung này được thực hiện thường xuyên và 4 ý kiến cho rằng chưa thường xuyên.

- “Bồi dưỡng theo chủ đề về tổ chức giờ học và hoạt động vui chơi hiệu quả, hướng tới vận dụng thực hành, áp dụng vào thực tế gần gũi với trẻ mầm non”: Nội

dung này cũng được nhiều trường MN quan tâm và có triển khai thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên. Có 27 ý kiến cho rằng nội dung này thực hiện thường xuyên và 3 ý kiến cho rằng chưa thường xuyên.

- Bồi dưỡng theo chủ đề nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: năm 2013, Bộ GD&ĐT sơ kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của toàn ngành giáo dục. Trong những năm qua phong trào này được các cơ sở giáo dục tham gia hưởng ứng tích cực và đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Các trường MN cũng tham gia thực hiện phong trào với nhiều thành công. Vì vậy, việc thực hiện nội dung bồi dưỡng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các chủ đề được các ý kiến đánh giá có thực hiện, có 2 ý kiến cho rằng nội dung này thực hiện chưa thường xuyên.

- “Bồi dưỡng theo chủ đề phương pháp đánh giá trẻ mầm non theo độ tuổi”: đánh giá trẻ để có những định hướng đúng, điều chỉnh mục tiêu giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ ở mỗi chủ đề. Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý còn lơ là, cũng như các giáo viên còn coi nhẹ việc đánh giá trẻ mầm non qua các hoạt động ở mỗi chủ đề, mỗi giai đoạn hay đánh giá cuối năm… Việc bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp đánh giá trẻ sau mỗi chủ đề nhìn chung chưa được triển khai thường xuyên trong mỗi nhà trường. Có 4 ý kiến đánh giá chưa thường xuyên.

- “Bồi dưỡng các chương trình ngoại khóa (phát triển kỹ năng sống, các môn năng khiếu, các phần mềm trò chơi phát triển trí thông minh cho trẻ qua máy vi tính…)”: nội dung bồi dưỡng này được đánh giá không giống nhau ở các trường mầm non huyện Lâm Thao. Có đơn vị rất chú trọng, có đơn vị tổ chức cầm chừng, có đơn vị chưa chú ý đầu tư vào các chương trình ngoại khóa hướng tới sự phát triển toàn diện các tố chất phát triển tư duy nhận thức, tình cảm cho trẻ mầm non.

- “Bồi dưỡng theo chủ đề về ứng dụng CNTT trong giảng dạy”: việc bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên khi thực hiện các chủ đề phần lớn được thực hiện chưa thường xuyên ở các trường mầm non. Với các nhà quản lý, nguyên nhân không thường xuyên bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên còn cân nhắc các yếu tố: về thời gian, về cơ sở vật chất, về hiệu quả, về tính cấp thiết của một đợt bồi dưỡng sử dụng ứng dụng CNTT so với các nội dung bồi dưỡng khác.

- “Bồi dưỡng theo chủ đề phương pháp giáo dục Montessori”: phương pháp giáo dục Montessori đã được nhiều quốc gia áp dụng trên thế giới và lịch sử phát triển của phương pháp giáo dục đã minh chứng thành công và tính phù hợp của phương pháp khi

áp dụng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong mỗi chủ đề. Tuy nhiên nhiều cán bộ, giáo viên mầm non vẫn chưa được tiếp cận, tìm hiểu về phương pháp giáo dục này. Do vậy, khi đưa ra tiêu chí để khảo sát về việc thực hiện nội dung này, kết quả thu lại là thấp nhất.

+ Dựa vào kết quả thống kê và phân tích số liệu ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, Hiệu trưởng các trường mầm non có chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non. Ở một số trường mầm non trong huyện công tác này được thực hiện tốt, được các CBQL và GV đánh giá cao. Tuy nhiên chất lượng chuyên môn ở các trường mầm non trong huyện Lâm Thao không đồng đều. Có những trường đạt chất lượng cao, có uy tín với cấp học, với phụ huynh và địa bàn dân cư, cũng có trường còn có hạn chế một số mặt. Nhiều đơn vị những nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của giáo viên. Các giáo viên còn thấy lúng túng khi tiến hành vận dụng các nội dung bồi dưỡng theo các chủ đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Và điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non.

2.3.5.1. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện Lâm Thao

Bảng 2.13: Thực trạng về hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện Lâm Thao

TT Hình thức Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt

1 BD tập trung theo kế hoạch tập huấn

của Phòng GD&ĐT huyện 114 12 0 2.90 1

2

BD theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT huyện

97 26 3 2.75 4

3 Trường tổ chức các hoạt động bồi

dưỡng thường xuyên 105 20 1 2.83 2

4

Giáo viên tự BD theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)

+ Nhận xét:

- Hình thức “BD tập trung theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD&ĐT huyện” được đánh giá mức độ thực hiện cao hơn cả. Xuất phát từ thực tiễn, phòng GD&ĐT Lâm Thao hằng năm luôn có kế hoạch và triển khai tổ chức các buổi bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn cho giáo viên mầm non trên địa bàn huyện ngay từ dịp hè cho đến cả năm học. Có lịch trình cụ thể các công tác chuyên môn của năm học triển khai tới các trường MN trong huyện.

- Hình thức “Nhà trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên”: việc chủ động tổ chức tập huấn cho giáo viên trong trường mầm non là hình thức truyền thống, dễ thực hiện cho mỗi cán bộ, giáo viên, do vậy, hình thức này cũng được nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 56 - 70)