Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 70 - 72)

đề cho GVMN TT Xây dựng kế hoạch BDCM theo chủ đề Mức độ thực hiện (N=126) CBQL GV Chung SL % SL % SL %

1. Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên. 15 83 91 84.2 106 84.1

2.

Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên của Phòng GD&ĐT huyện

15 83 84 77.7 99 78.6

3.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên trong kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường.

15 83 74 68.5 89 70.6

4.

Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho cả năm học.

15 83 73 67.6 88 69.8

+ Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.19 cho thấy:

- “Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV”: Thực tế khảo sát ở các trường MN, cho thấy việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV tuy được đánh giá ở mức độ tương đối thường xuyên, tuy nhiên hiệu quả đạt chưa cao. Điều này cho thấy HT có chú ý đến việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng nhưng chưa cụ thể, rõ ràng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV.

- “Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV của PGD&ĐT huyện”: khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn theo

chủ đề cho GVMN, bên cạnh đặc thù của mỗi nhà trường, người CBQL cũng cần nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của Phòng GD&ĐT huyện để chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường thực hiện theo quy chế chuyên môn của cấp học. Tuy nhiên, chỉ có 15/18 CBQL nắm kế hoạch BDCM theo chủ đề của các cấp quản lý, và một số giáo viên thì nghĩ rằng đó là công việc của CBQL.

- “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên trong kế hoạch hoạt động năm học của trường”: tuỳ theo mục tiêu của năm học và yêu cầu chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV mà mỗi trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn chi tiết, cụ thể trong từng năm học. Mặc dù CBQL ở các trường luôn quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch BDCM theo chủ đề trong kế hoạch hoạt động năm học của trường, nhưng mức độ hiệu quả của hoạt động này chỉ đạt ở mức độ tương đối hiệu quả.

- “Xác định nội dung, hình thức, phương pháp BDCM theo chủ đề cho cả năm học”: theo kết quả khảo sát ở các trường, đa số CBQL cho rằng đây là hoạt động được thực hiện rất thường xuyên, tuy nhiên người CBQL chưa xác định rõ ràng, cụ thể các nội dung, hình thức, phương pháp trong kế hoạch, chương trình BDCM theo chủ đề cho GVMN hoạt động này chỉ đạt ở mức độ tương đối hiệu quả.

Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 2.19 và phân tích ở trên, tác giả nhận thấy CBQL có chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, chương trình BDCM theo chủ đề cho GV thể hiện qua một số hoạt động được đánh giá khá thường xuyên như nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của phòng GD&ĐT, xây dựng kế hoạch BDCM theo chủ đề cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học, xác định nội dung, hình thức, phương pháp BDCM theo chủ đề cho cả năm học. Tuy nhiên, qua khảo sát, công tác này mang lại hiệu quả chưa cao mặc dù mức độ thực hiện tương đối thường xuyên. Nguyên nhân là do nội dung BDCM chưa đáp ứng được nhu cầu của GV, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề chưa cụ thể, thiết thực. Điều này chưa kích thích được GV tham gia công tác BDCM theo chủ đề để nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình.

Ngoài ra, để việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GV mang lại hiệu quả cao còn đòi hỏi năng lực quản lý, trách nhiệm của CBQL ở các cơ sở, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn lực, …

2.4.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 70 - 72)