Sơ lược về khách thể chọn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 52 - 55)

Đối tượng Thâm niên (Số năm công tác GDMN) Trình độ < 5 6- 15 16- 25 > 25 Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn GV 32 47 19 10 0 42 66 CBQL 0 7 8 3 0 0 18 + Nhận xét:

Về giáo viên: Giáo viên các trường mầm non có ưu điểm là tuổi còn trẻ, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, các giáo viên có số năm thâm niên trong ngành còn ít, do vậy còn rất hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn chưa cao, chưa thu hút được số lượng nhân tài nhiều làm mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển cho chất lượng chuyên môn chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong mỗi nhà trường.

* Các công thức và kí hiệu được dùng để tính gồm có: - Độ trung bình tính theo công thức: i

x x

N

 

Trong đó: x Điểm trung bình của CBQL

- Độ lệch chuẩn của mẫu kí hiệu bằng s, là căn bậc hai của phương sai s2 được tính theo công thức:     2 2 2 2 1 N fx fx N s    

- Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát - Điểm TB đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện:

Từ 3 đến dưới 4: Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả/ Rất phù hợp Từ 2 đến dưới 3: Thường xuyên/ Hiệu quả/ Phù hợp

Từ 1 đến dưới 2: Ít thường xuyên/ Ít hiệu quả/ Ít phù hợp Dưới 1: Không thực hiện/ Không hiệu quả/ Không phù hợp - Điểm trung bình đánh giá mức tác động, mức cần thiết, mức khả thi:

Từ 2 đến dưới 3: Cần thiết/ Khả thi

Từ 1 đến dưới 2: Không cần thiết/ Không khả thi

2.3.2. Thực trạng chuyên môn của giáo viên mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Theo Báo cáo cuối năm học 2013-2014 của Phòng GD&ĐT huyện Lâm Thao năm 2014 [2], việc thực hiện công tác chuyên môn của các trường MN còn có những ưu và tồn tại sau:

+ Về ưu điểm:

- Nhìn chung các trường mầm non có đội ngũ giáo viên trẻ trung, nhẹ nhàng, gần gũi trẻ (bảng 2.5)

- Nhiệt tình trong công tác chăm sóc trẻ. Đảm bảo trẻ an toàn, chăm sóc trẻ tận tình. - Đảm bảo chăm sóc trẻ trong giờ ăn, ngủ của trẻ. Trẻ khỏe mạnh, hoạt bát, phát triển hài hòa cân đối, đạt yêu cầu độ tuổi. Số lượng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi của các trường MN huyện Lâm Thao thấp (bảng 2.2)

- Có thực hiện các hoạt động trong ngày, thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ. Một số đơn vị thực hiện có chất lượng, đảm bảo thực hiện đúng hoạt động một ngày của bé ở trường mầm non.

- Lập kế hoạch theo chủ đề: kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, phiên chế theo năm, theo tuần, soạn giảng theo ngày các hoạt động học của trẻ. Một số đơn vị giáo viên thực hiện soạn giảng có chất lượng, lập kế hoạch khoa học, phù hợp với chương trình, độ tuổi của trẻ, phù hợp điều kiện thực tế trường, lớp.

- Một số đơn vị có giáo viên năng động, nắm bắt nhanh những đòi hỏi về chuyên môn phù hợp với thực tế của trường lớp và địa bàn dân cư. Luôn trau dồi rèn luyện ham học hỏi, bồi dưỡng và có ý thức trong tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Giáo viên ở một số trường MN trong huyện nhiệt tình trong việc cho trẻ được tham gia tích cực các hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo trưng bày ở các mảng tường của lớp, ở các góc chơi, hoặc thường xuyên có các sản phẩm gửi về gia đình của trẻ.

+ Hạn chế:

- Một số giáo viên còn hạn chế trong phương pháp giảng dạy, đồ dùng trực quan cho trẻ chưa phong phú, hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, chưa khuyến khích động viên tính tích cực sáng tạo của trẻ khi tham gia các hoạt động.

- Môi trường lớp học: một số nơi GV chưa quan tâm xây dựng môi trường lớp học, tạo những góc chơi “mở” để trẻ có đủ không gian cho các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, đồ dùng để khuyến khích trẻ tham gia tích cực và hoạt động chơi và học.

- Chất lượng giáo dục: một số nơi chưa quan tâm chất lượng soạn giảng và chất lượng tổ chức các hoạt động, tạo môi trường trong và ngoài lớp học của giáo viên ở một số trường mầm non.

- Một số trường chưa đầu tư đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng tối thiểu của lớp mầm non để thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non theo hướng đổi mới. - Số lượng giáo viên đạt trình độ trên chuẩn không cao (Bảng 2.4). Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy còn hạn chế.

* Từ báo cáo trên, ta thấy rất rõ thực trạng chuyên môn của giáo viên trong các trường mầm non huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ còn hạn chế về nhiều mặt, vì vậy công tác BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên là rất cần thiết.

2.3.3. Nhận thức về vị trí, vai trò của bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non viên mầm non

Bảng 2.8: Thực trạng nhận thức về vị trí vai trò của BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất quan trọng 15 83,3 84 87,0 109 86,5

Quan trọng 3 16,7 14 13,0 17 13,5

Không quan trọng 0 0 0 0 0 0

* Nhận xét:

- Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non.

- Có đến 86,5% cán bộ quản lý và giáo viên được điều tra cho rằng BDCM theo chủ đề cho giáo viên có vị trí và vai trò rất quan trọng trong trường mầm non.

- Chỉ có 13,5% số lượng cán bộ quản lý và giáo viên được điều tra đánh dấu ở mức độ quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non huyện lâm thao, tỉnh phú thọ​ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)