CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
STT
MỨCĐỘ ĐỒNG Ý NỘI DUNG
CÂU HỎI
Rất không đồng ý
Không
đồng ý Bình
thường Đồng ý Rất đồng ý
1 Tôi thích học môn vật lí 2 Tôi sẽ chọn môn vật lí
khi học môn tự chọn.
3
Tôi tích cực tham gia phát biểu trong giờ học vật lí.
4 Trong giờ học vật lí tôi luôn tập trung.
5 Tôi thường không thuộc bài môn vật lí.
6
Môn Vật lý không giúp ích nhiều trong cuộc sống của tôi.
7 Môn vật lý gần gũi với cuộc sống.
8 Tôi tin mình có thể học giỏi môn vật lí.
9
Khi thầy cô giao bài tập về nhà môn vật lí tôi thường
Làm ngay sau buổi học
Làm khi có thời gian
Làm trước tiết học kế tiếp1ngày
Đến lớp làm trước tiết học
Quên không làm bài
10
Khi tự học ở nhà, tôi học vật lí
Hằng ngày
Hầu hết các ngày
Thỉnh thoảng
Ít khi Rất ít khi
Thang điểm và xếp loại.
*Thang điểm
- Với các câu hỏi về mức độ đồng ý:
+ Mệnh đề khẳng định: thang điểm tương ứng với các mức độ đồng ý là:
Rất không đồng ý
Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
1 2 3 4 5
+ Mệnh đề phủ định: thang điểm tương ứng với các mức độ đồng ý là:
Rất không đồng ý
Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
5 4 3 2 1
- Với hai câu hỏi về mức độ tức thì và tần suất thang điểm là:
9
Khi thầy cô giao bài tập về nhà môn vật lí tôi thường
Làm ngay sau buổi học
5
Làm khi có thời gian
4
Làm trước tiết học kế tiếp1ngày
3
Đến lớp làm trước tiết học
2
Quên không làm bài
1
10
Khi tự học ở nhà, tôi học vật lí
Hằng ngày
5
Hầu hết các ngày
4
Thỉnh thoảng
3
Ít khi
2
Rất ít khi
1
* Xếp loại
Điểm 0 -10 10 – 20 20 – 30 30 – 40 40 – 50
Mức độ
hứng thú Rất không
hứng thú Không hứng thú
Bình thường Hứng thú Rất hứng thú Quy đổi từ thang điểm 50 sang thang điểm 10: Lấy tổng số điểm ở theo thang điểm 50 chia cho 5.
PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN CƠ HỌC VÀ ĐÁP ÁN 1. Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG CƠ HỌC Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất, chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối vì:
A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.
B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là không giống nhau.
D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Câu 2: Một xe đạp đang chuyển động trên đường nằm ngang, chuyển động của chiếc đầu van trên vành bánh xe là:
A. Khụng thể khẳng định được vỡ chưa núi rừ vật làm mốc.
B. Chuyển động tròn.
C. Chuyển động cong phức tạp.
D. Chuyển động thẳng.
Câu 3: Một người đang đứng trong toa xe lửa đang chuyển động đều trên đường ray, ném lên cao theo phương thẳng đứng một quả bóng, sau khi đạt đến độ cao cực đại, bóng lại bắt đầu rơi xuống. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Chuyển động bóng là chuyển động thẳng.
B. Chuyển động bóng là chuyển động cong.
C. Nếu chọn vật mốc là mặt đất, ta thấy chuyển động của bóng là chuyển động cong.
D. Không thể khẳng định được.
Câu 4: Hai người đi xe đạp chuyển động đều, người thứ nhất đi với vận tốc 15 km/h, người thứ hai đi với vận tốc 4,5 m/s. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Người thứ nhất đi nhanh hơn.
B. Người thứ hai đi nhanh hơn.
C. Hai người đi với vận tốc như nhau.
ả và C đề
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng: Một người đi xe mô tô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20 km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t1 = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t2 = 20 phút. Quãng đường ABC dài là:
A. 40 km B. 30 km C. 20 km D. 10 km
Câu 6: Chọn giải thích đúng nhất: Vết lún để lại trên cát sâu hay nông khi xe cộ chạy qua phụ thuộc vào:
A. Trọng lượng của từng xe B. Bánh xe to hay nhỏ
C. Áp suất của xe tác dụng lên mặt đường lớn hay nhỏ. D. Tốc độ của xe lớn hay nhỏ.
Câu 7: Một người muốn bơm săm xe đạp để có áp suất 2,5.105 Pa. Nếu người đó dùng bơm với pittông có đường kính 0,04 m thì phải tác dụng một lực bằng:
A. 628 N B. 1256 N C. 440 N D. 314 N
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra A. Quả bóng bay để ngoài nắng bị nổ.
B. Khi hút hết sữa trong hộp, ta thấy hộp bị móp.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ, ta có thể hút nước trong cốc ra ngoài.
D. Úp ly đã uống trà nóng vào khay có một ít nước, lát sau ta thấy trong ly trà mực nước cao hơn mực nước trong khay.
Câu 9: Hiện tượng nào là do áp suất khí quyển gây ra:
A. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ, có thể thổi quả bóng cho căng phồng lên.
D. Dùng một ống nhựa nhỏ uống nước bằng cách hút nước vào miệng.
Câu 10:Ở những độ cao không lớn lắm, cứ lên cao 12 m, áp suất khí quyển giảm đi 1mmHg. Biết áp suất khí quyển ở chân núi là 76cmHg, ở đỉnh núi cao 300m thì áp suất khí quyển là:
A. 1360Pa B. 136Pa C. 13,6N/m2 D. 1,3.104 Pa
Câu 11: Lần lượt mắc hai quả cầu đặc, một bằng sắt, một bằng nhôm vào hai lực kế, thấy số chỉ của hai lực kế là như nhau. Đồng thời nhúng chìm hai quả cầu vào
trong nước, so sánh số chỉ F1 (ở lực kế móc quả cầu nhôm) và số chỉ F2 (ở lực kế móc quả cầu sắt). Biết dnhôm = 27000 N/m3; dsắt = 78000 N/m3.
A. F1 > F2 B. F1 < F2 C. F1 = F2 D. F1 = 2F2
Câu 12: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Tìm trọng lượng riêng của chất lỏng, biết dgỗ = 6000 N/m3.
A. dchất lỏng = 12000 N/m3 B. dchất lỏng = 300 N/m3 C. dchất lỏng = 180000 N/m3 D. Cả 3 kết quả trên đều sai.
Câu 13: Ai trong số sau đây khi hoạt động có công suất lớn hơn?
A. Môt người thợ rèn sinh ra một công 5000J trong 10s.
B. Một người thợ mỏ đẩy xe trong thời gian 5s đã thực hiện được một công 2000J.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 7000J trong thời gian 10s.
D. Một công nhân bốc vác đã tiêu tốn 30 kJ trong 1 phút.
Câu 14: Một người công nhân xây dựng cần đưa 20 xô vữa lên tầng hai cách mặt đất 4m. Tính công mà người đó thực hiện được khi chuyển hết các xô vữa đó, biết mỗi xô vữa nặng 20kg.
A. 80J B. 1,6 kJ C. 800J D. 16 kJ
Câu 15: Trong đời sống hàng ngày, để di chuyển trên một đoạn đường dài người ta thường dùng xe đạp thay vì đi bộ. Em hãy cho biết trong trường hợp này được lợi gì?
A. Công B. Đường đi C. Thời gian D. Lực
Câu 16: Công suất máy bơm nước là 900W, trong 1 giờ hoạt động máy bơm thực hiện công là bao nhiêu?
A. A = 3240000 kJ B. A = 3240000J
C. A = 900 kJ D. A = 900 J
Câu 17: Kéo một gầu nước từ giếng sâu 6m lên coi như đều trong 18s. Người ấy phải dùng một lực F = 100N. Công và công suất của người kéo có giá trị sau:
A. A = 600J; P = 33,3W B. A = 650J; P = 20W
C. A = 500J; P = 30W D. Một cặp giá trị khác.
ả táo đang ở trên cây, năng lượ ủ ả ộ ạ