Nguyên tắc xây dựng bài tập định tính trong dạy học vật lí.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 8 theo hướng gắn với thực tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 27 - 28)

Khi xây dựng bài tập vật lí nói chung, bài tập định tính nói riêng cần đảm bảo rằng chúng phải phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Bài tập phải phục vụ ý đồ về mặt phương pháp của giáo viên và kiến thức trong mỗi bài tập phải nằm trong hệ thống kiến thức của chương trình. Giáo viên phải xác định đúng vị trí của các bài tập trong tiến trình dạy học để chúng trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống kiến thức mà học sinh cần chiếm lĩnh. Do bài tập

định tính có những đặc thù riêng và có cách thể hiện khá đặc biệt nên việc xây dựng các bài tậpđịnh tính cần đảm bảo một số nguyên tắc cụ thể sau đây:

- Bài tập định tính phải chứa đựng một mâu thuẫn, một vấn đề hoặc một yêu cầu với những điều kiện đặt ra phải được diễn đạt rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.

- Câu hỏi phải được diễn đạt chính xác về ngữ pháp và nội dung khoa học, phải thể hiện được rõ điều mình muốn hỏi. Nếu bài tập định tính được thể hiện qua hình

ảnh, đồ thị, bảng biểu hay các đoạn video thì chúng phải phù hợp với ý đồ dạy học

và toát lên được trọng tâm của hiện tượng hay quá trình vật lí cần hỏi. Bên cạnh đó,

câu hỏi đi kèm hình ảnh cũng phải được diễn đạt chính xác để định hướng sự chú ý quan sát của học sinh vào đối tượng cần quan sát, đó phải là những dữ kiện quan trọng nhất của câu hỏi.

- Hệ thống bài tập định tính phải gắn với nội dung dạy học. Việc giải một bài tập

định tính phải đem lại cho học sinh một hiểu biết mới, đồng thời làm sao để khi học sinh hồn thành hệ thống bài tập định tính và các loại bài tập khác thì có thể xem là học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ở mức độ nào đó.

- Hệ thống bài tập định tính phải đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau, có loại

đối với các loại bài tập khác. Câu hỏi được biên soạn và sử dụng phải vừa sức với học sinh, nếu quá dễ sẽ gây nhàm chán, q khó thì học sinh khơng đáp ứng được. Khi xây dựng câu hỏi cần chia làm nhiều mức độ nhận thức để có thể sử dụng linh hoạt, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh trong từng trường hợp cụ thể.

- Bài tập định tính được sử dụng dưới dạng tình huống có vấn đề khi mở bài hay khi giải quyết một vấn đề nào đó phải có tác dụng kích thích tính tích cực của học sinh.

- Các bài tập định tính cần có nội dung gắn liền với thực tế, với những sự vật và hiện tượng xung quanh, điều này mang lại nhiều hứng thú học tập và phát huy được tính tính cực của học sinh [3, tr. 128].

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 8 theo hướng gắn với thực tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)