2.1.1. Vị trí
Trong chương trình vật lí lớp 8 phổ thông hiện nay, SGK chỉ tập trung vào hai phần, đó chính là “cơ học” và “nhiệt học”, phần “cơ học” được đặt lên đầu tiên. Mặc dù ở lớp 6, khi bắt đầu làm quen với khái niệm vật lí, các em học sinh đã phải học phần “cơ học”. Điều đó nói lên tầm quan trọng đặc biệt của phần “cơ học” trong vật lí học. Ngay khi bắt đầu tiếp xúc với vật lí, học sinh đã phải làm quen với những kiến thức sơ đẳng nhất như là chuyển động của một vật. Trên cơ sở đó các
em cần phải biết và hiểu rất nhiều khái niệm tưởng như đơn giản trong cuộc sống hằng ngày (như đo độ dài, đo thể tích, v.v.) nhưng lại vô cùng hấp dẫn khi được nâng lên thành một “khoa học”. Ví dụ như: “chuyển động”, “chất điểm”, “vận tốc” và “tốc độ”, “gia tốc”, và phức tạp hơn là sự tương tác giữa các vật với nhau, v.v. Một số khái niệm gần như là những tiên đề, những quy ước về vật lí mà trên cơ
sở đó các định luật cơ bản nhất, quan trọng nhất ra đời, như các định luật của Niu-
tơn. Các khái niệm về cơ học đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ thực tế đến lý thuyết làm tăng tính tị mị và sự hứng thú cho học sinh khi các em
bước vào ngưỡng cửa của môn khoa học mới đầy hấp dẫn, mới mẻ, mang cả tính thực tế và trong đó cũng chứa đầy bí ẩn.
Phần “cơ học” mở ra cho học sinh một cánh cửa để các em bước vào một con
đường mới, dẫn đến một chân trời mới để có thể mặc sức khám phá và say sưa tìm hiểu, nghiên cứu trong đại dương mênh mơng của mơn khoa học mới đó là “vật lí học”.
Có thể ví phần “cơ học” như nền móng của một ngơi nhà vật lí. Muốn xây những
lâu đài cao, đẹp thì nền móng phải tốt. Vì vậy vịtrí của phần “cơ học” cần được đặc biệt quan tâm khi dạy và học mơn vật lí.
Có thể cũng vì những lí do trên mà vào chương trình lớp 8, SGK lại cho học sinh
khái niệm đơn giản đã được nâng lên thành những định luật, định lý như các định luật Niu-tơn – Nền móng của cơ học cổ điển. Mở rộng hơn về chuyển động trong chất lỏng là định luật Ac-si-met. Những vấn đề này làm cho học sinh ngày càng hứng thú và hấp dẫn, kích thích tính tị mị, sự say mê tìm hiểu và nghiên cứu thế
giới tự nhiên - Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của khoa học vật lí.