THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 M ục đích, nhiệm v ụ, đối tượ ng th ự c nghi ệm sư phạ m

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 8 theo hướng gắn với thực tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 91 - 92)

5. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 M ục đích, nhiệm v ụ, đối tượ ng th ự c nghi ệm sư phạ m

3.1.1. Mục đích

Phần thực nghiệm sư phạm được chúng tôi tiến hành tại trường THCS thị trấn Chờ – Yên Phong – Bắc Ninh. Chương trình thực nghiệm sự phạm đã được nhà trường cho phép đưa vào giảng dạy “hệ thống bài tập định tính theo hướng gắn với thực tế” mà chúng tôi đã biên soạn trong chương 2, để kiểm tra, đánh giá và khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài.

Kết quả thực nghiệm sư phạm có thể trả lời những vấn đề thực tiễn sau đây: - Bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 do chúng tôi biên soạn theo hướng gắn với thực tế tác động đến hứng thú học tập mơn vật lí của học sinh như thế nào?

- Nội dung các bài tập biên soạn được đưa ra trong đề tài có làm tăng chất lượng học tập mơn vật lí của học sinh hay khơng?

- Hệ thống bài tập định tính mà chúng tơi biên soạn có mức độ phù hợp với thực tế như thế nào ? Trên cơ sở đó có thể chỉnh sửa và mở rộng cho các chương khác, lớp khác trong chương trình vật lí phổ thơng.

3.1.2. Nhim v

Quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức dạy học chương “cơ học” vật lí lớp 8, trong đó sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hướng gắn với thực tế.

- Kiểm tra tác động khi sử dụng hệ thống bài tập định tính mà chúng tôi đã biên soạn ở chương 2 đến hứng thú học tập vật lí của học sinh.

- So sánh kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập mà chúng tôi soạn thảo với nội dung gắn liền lý thuyết trong vật lí học với thực tế.

3.1.3. Đối tượng thc nghim

- Chúng tôi chọn các lớp: 8A3, 8A4, 8A5, 8A6 trường THCS thị trấn Chờ- Yên Phong- Bắc Ninh để tiến hành thực nghiệm sư phạm. Nhìn chung, đây là các lớp đại trà của trường, học sinh học đều các mơn, do đó đảm bảo tính phổcập của mẫu.

- Các lớp 8A3, 8A4 được chọn làm lớp thực nghiệm sư phạm. Các lớp 8A5, 8A6 được chọn làm lớp đối chứng.

-Điểm trung bình mơn vật lí năm lớp 7 của các lớp được ghi trong bảng 3.1.

Bng 3.1. Kết qu hc tập năm lớp 7 ca lp thc nghim và lớp đối chng

Lớp 8A3 8A4 8A5 8A6

Điểm 6.81 6,58 6.75 6,64

Nhận thấy rằng chất lượng học tập của học sinh 4 lớp này coi là gần tương đương nhau.

- Năm lớp 7, cả 4 lớp này cùng được cô giáo Mẫn Thị Phương - một giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy môn vật lí, vì thế khơng có sự khác biệt về hứng thú học vật lí giữa các lớp do giáo viên tạo ra.

3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành song song giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong cùng thời điểm với chương trình có nội dung như nhau. Trong đó:

+ Lớp thực nghiệm: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng hệ thống bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 theo hướng gắn liền với thực tế mà chúng tôi đã soạn thảo ở chương 2.

+ Lớp đối chứng: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng bài tập định tính theo cách truyền thống của trường.

- Trong q trình giảng dạy, ngồi giờ lên lớp giáo viên thường xuyên trao đổi với học sinh nhằm thu thập thông tin về hứng thú học tập mơn vật lí, sở thích và điều kiện học tập của học sinh.

- Cuối đợt thực nghiệm sư phạm học sinh đã làm 02 bài kiểm tra, bao gồm 01 bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, và 01 bài kiểm tra hứng thú học mơn vật lí của học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 8 theo hướng gắn với thực tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)