Xét về cơ sở lý luận khoa học thì bài tập định tính gây được nhiều hứng thú cho học sinh trong học tập (như đã trình bày trong mục 1.2.4).
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt
động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành
Sự hứng thú có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động sống và hoạt động học. Hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt
động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con
người tham gia tích cực vào các hoạt động. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động đó, nó là động cơ thức
đẩy con người tham gia thích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại, nếu khơng có hứng thú, dù là hành động gì cũng không mang lại kết quả cao. Đối với hoạt động nhận thức, sáng tạo và hoạt động học tập khi tạo được hứng thú sẽ làm
tăng thêm động cơ học tập, làm cho kết quả học tập tốt hơn, từ đó thúc đẩy những hoạt động tích cực trong học tập.
Trong dạy học vật lí, để hoạt động nhận thức đạt hiệu quả cao, học sinh cần được trang bị phương pháp nhận thức và hình thành được kĩ năng kĩ xảo cần thiết, yêu cầu này được cụ thể hóa bằng việc rèn luyện các hành động nhận thức phổ biến và các thao tác phổ biến. Từ việc chỉ ra các hành động phổ biến trong nhận thức vật lí
ở trên ta thấy rằng bài tập định tính là cơng cụ hữu hiệu để rèn luyện cho học sinh hoàn thiện hơn các thao tác và hành động nhận thức vật lí.
Với những phân tích trên ta thấy rằng: trong dạy học vật lí, rất cần thiết phải xây dựng hệ thống bài tập định tính có nội dung gắn với thực tế nhằm làm tăng hứng thú học tập và sự hiểu biết sâu sắc kiến thức cho học sinh.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH PHẦN “CƠ HỌC”VẬT LÍ LỚP 8 THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TẾ