Quy trình xây dựng bài tập định tính cho một bài học vật lí.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 8 theo hướng gắn với thực tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 28 - 29)

Đối với việc xây dựng các bài tập định tính, căn cứ vào các nguyên tắc xây dựng nêu ở trên ta có thể thực hiện theo quy trình gồm 4 bước sau:

- Bước 1: Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa để phân tích nội dung kiến thức vật lí của giờ học, từ đó làm bộc lộ cấu trúc của nội dung. Cần phải chỉ rõ trình tự xây dựng các đơn vị kiến thức cụ thể, những kiến thức nào là trọng tâm, chúng có mối liên hệ gì với những kiến thức của bài học trước và bài học kế

tiếp.

- Bước 2: Xác định vị trí, nhiệm vụ của các bài tập định tính trong tiến trình dạy học. Chỉ rõ chúng sẽ được sử dụng trong những hoạt động cụ thể nào, nhằm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng gì trong tổng thể chung của các hoạt động nhận thức sẽ tiến hành trong giờ dạy. Từ đó xác định số lượng bài tập định tính sẽ sử

dụng cho từng hoạt động.

- Bước 3: Thu thập thông tin và biên soạn các bài tập định tính. Trong bước này giáo viên phải đọc nhiều tài liệu, tham khảo nhiều sách bài tập vật lí, suy nghĩ tìm tịi những yếu tố, những mối liên hệ cơ bản đang bị che lấp, từ đó tổng hợp lại để

biên soạn được những bài tập định tính hay và thích hợp.

- Bước 4: Sắp xếp các bài tập định tính đã biên soạn sao cho đảm bảo các yêu cầu:

hợp về mức độ nhận thức từ cơ bản đến nâng cao, sáng tạo. Hài hòa về số lượng bài tập định tính với các bài tập khác [3, tr. 129].

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 8 theo hướng gắn với thực tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)