5. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng.
2.4.2 Cách sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 theo hướng gắn v ới thực tế.
Hệ thống bài tập định tính trong đề tài này được biên soạn dựa trên cơ sở bám sát mục tiêu dạy học, theo hướng gắn với thực tế. Các bài tập được sắp xếp theo các đề mục tương ứng với các bài (nhóm bài) trong sách giáo khoa. Trong mỗi mục các bài tập lại được sắp xếp theo hai cơ sở là độ khó tăng dần và tiến trình dạy học của từng bài. Với những đặc điểm như vậy, giáo viên dễ dàng chọn ra được những bài tập thích hợp từ hệ thống trên để lồng ghép vào thiết kế bài giảng của mình. Tuy nhiên trong q trình sử dụng các thầy cơ cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nên đọc trước mục tiêu bài học và bài tập theo từng nhóm bài, từ đó có thể nảy sinh những ý tưởng mới trong việc thiết kế bài giảng.
- Có thể lựa chọn bài tập trong hệ thống trên để phục vụ nhiều mục đích như: dạy bài mới, kiểm tra bài cũ hoặc sử dụng trong các bài kiểm tra.
- Trong điều kiện cho phép, giáo viên nên “trực quan hóa” đề bài hay lời giải của một số bài tập. Đặc biệt là các bài tập về áp suất, lực đẩy Ac-si-met và các bài về cơ năng.
- Hệ thống bài tập trên chỉ do cá nhân tác giả biên soạn trong thời gian thực hiện đề tài luận văn. Mặc dù đã có sự chuẩn bị tư liệu, cùng với những kinh nghiệm trong một số năm làm việc tại trường THCS thị trấn Chờ – Yên Phong – Bắc Ninh, và lòng tâm huyết với nghề dạy học. Tuy nhiên, hệ thống bài tập trên vẫn có thể cịn nhiều khiếm khuyết. Vì thời gian làm luận văn không dài, cho nên hệ thống bài tập
định tính này có thể sẽ được bổ sung và hồn thiện hơn trong tương lai. Vì vậy trong quá trình sử dụng các thầy cơ có thể góp ý cho tác giả để chỉnh sửa cho phù hợp, hoặc bổ sung, nhằm có được hệ thống bài tập định tính gắn với thực tế ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lí trong trường phổ thông hiện nay.
CHƯƠNG3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng thực nghiệm sư phạm