chương trình vật lí.
Đối với hệ thống bài tập định tính của một chương, một phần hay một khối lớp, cần chú ý đảm bảo sao cho hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu mơn học, đảm bảo tính hệ thống, đa dạng cả về nội dung, hình thức, đảm bảo tính vừa sức và phát huy được tính tích cực của học sinh. Việc xây dựng hệ thống bài tập
định tính cho một chương hay một phần của chương trình vật lí có thể thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa để phân tích nội dung kiến thức vật lí của cả chương (hoặc phần), từ đó làm bộc lộ cấu trúc của nội dung. Cần xác định rõ những đơn vị kiến thức trong từng bài học cụ thể có trong
chương (hoặc phần), chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào.
- Bước 2: Xác định cấu trúc của hệ thống bài tập định tính. Phân tích nội dung cần có của từng loại bài tập, chỉ rõ những bài tập định tính nào nhằm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng gì, từ đó xác định số lượng các bài tập định tính cho từng bài và cho cả chương (hoặc phần).
- Bước 3: Thu thập thông tin để biên soạn hệ thống bài tập
Trong bước này, giáo viên phải đọc nhiều tài liệu, tham khảo nhiều sách bài tập vật lí. Số lượng tài liệu, thông tin thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc biên soạn càng nhanh chóng và chất lượng. Tiến trình việc soạn thảo hệ thống bài tập định tính là: Đầu tiên soạn thảo từng bài tập, xây dựng các phương án giải bài tập, sau đó lựa chọn và tổ hợp bài tập thành hệ thống bài tập.
Một yêu cầu quan trọng khi tổ hợp hệ thống bài tập là lựa chọn các câu hỏi phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể, trong đó có câu hỏi ở các thang bậc nhận thức khác
nhau đều phải dẫn đến cùng một mục tiêu. Có như vậy giáo viên mới có thể sử dụng linh hoạt các bài tập phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.
- Bước 4: Sắp xếp lại các bài tập định tính trong hệ thống đã biên soạn. Rà soát hệ thống bài tập đề đảm bảo sự cân đối giữa các loại bài tập trong từng bài và trong cả chương (hoặc phần) [3, tr. 130].