Đánh giá chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Phú Yên

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương phú yên (Trang 79 - 83)

2.5.1. Hn chế

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh, tuy nhiên hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh còn có những khó khăn cần khắc phục như:

− Tuy tốc độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh tương đối cao và ổn định, khoảng 43% nhưng cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được cải thiện. Các hình thức thanh toán như uỷ nhiệm thu, thẻ thanh toán, thư tín dụng nội địa vẫn chiếm tỷ trọng thấp.

− Một số hình thức thanh toán như séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc du lịch, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thư tín dụng nội địa chưa được sử dụng nhiều tại tỉnh Phú Yên nói chung và Vietinbank Phú Yên nói riêng.

− Điểm đặt máy ATM hiện tại của Vietinbank trên địa bàn còn mỏng, cả tỉnh chỉ có 6 máy ATM, nhưng 3 máy đặt tại Chi nhánh, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

− Chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng chưa cao: thanh toán bằng thẻ ATM mới chỉ sử dụng để rút tiền mặt là chủ yếu, thẻ chưa được sử dụng đúng tiện ích của nó là dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Mới đây ngân hàng Công Thương áp dụng nhiều hình thức thẻ mới tuy nhiên còn nhiều bất cập, và hạn chế, ngân hàng cần khắc phục để dịch vụ thẻ phát triển hơn.

− Công tác tuyên truyền, quảng bá dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh chưa đến được với cộng đồng dân cư, đặc biệt là dân cư ở nông thôn. Do vậy người dân vẫn giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt mà không mặn mà với việc thanh toán qua ngân hàng dù đôi khi số tiền thanh toán lên tới hàng tỷ đồng.

− Máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được chi nhánh cung cấp đầy đủ, song chưa hiện đại, máy xử lý chậm và hay bị treo. Đội ngũ cán bộ am hiểu về công nghệ ít, do vậy sự cố về máy móc vẫn hay xảy ra, làm chậm quá trình thanh toán.

− Phòng kế toán giao dịch có nhiều cửa giao dịch (12 cửa) tuy nhiên phân phối công việc chưa hợp lí, có cửa giao dịch rất đông trong khi có cửa lại không có khách giao dịch.

2.5.2. Nguyên nhân

2.5.2.1. Nguyên nhân ch quan

− Công tác marketing của Chi nhánh chưa thực sự được triển khai rộng rãi đến người dõn để người dõn hiểu rừ được những tiện ớch mà hỡnh thức thanh toỏn khụng dùng tiền mặt mang lại. Những thông tin về sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng còn quá ít, khách hàng chưa nắm bắt được, chưa tiếp cận được. Ngân hàng còn chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa tích cực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, chưa quan tâm đến khách hàng tiềm năng.

Trình độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng về chuyên môn nghiệp chưa cao, chưa được đào tạo nhiều về việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng sử dụng, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ hay giải đáp thắc mắc của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng mạng lưới khách hàng, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ của ngân hàng...Trình độ chuyên môn, trình độ

ngoại ngữ của nhân viên còn nhiều hạn chế. Đa số nhân viên còn có thái độ e dè, chưa có sáng tạo trong công việc nên hiệu quả công việc không đạt yêu cầu.

− Vietinbank Phú Yên còn là một chi nhánh nhỏ so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống nên sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, công nghệ ngân hàng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ từ Vietinbank Việt Nam cũng ít hơn so với các chi nhánh lớn đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh.

− Ngân hàng đã triển khai xây dựng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của Ngân hàng trong thanh toán, tuy nhiên lại ít người sử dụng biết đến và còn thiếu thông tin về mạng lưới này

− Đối với việc triển khai hệ thống ATM, do chi phí để đầu tư mua sắm máy ATM là rất lớn, khoảng 40.000$/máy, trong khi vốn của Ngân hàng là không nhiều.

2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan

− Tỉnh Phú Yên còn là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, nông nghiệp chiếm đến 65%, thu nhập của người dân vẫn còn ở mức thấp nên việc mua sắm, chi tiêu còn thấp và chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, ít thanh toán thông qua ngân hàng, giá trị các khoản thanh toán còn thấp. Việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp, công ty kinh doanh lớn, phải thanh toán với các đơn vị ngoài tỉnh.

− Mặc dù Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy liên quan đến việc hạn chế thanh toán không dùng tiền mặt nhưng chủ yếu mang tính khuyến khích, chứ chưa mang tính bắt buộc đối với các tổ chức, các cá nhân.

− Việc sử dụng tiền mặt để thanh toán đối với dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Yên là chiếm đa số do thói quen sử dụng tiền mặt đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ thay đổi nhanh được. Một bộ phận lớn người dân còn xa lạ với các dịch vụ của ngân hàng. Nhiều công ty, các đơn vị hành chính sự nghiệp chưa áp dụng hình thức trả lương cho nhân viên qua tài khoản và nhiều người còn ngại trục trặc khi giao dịch bằng thẻ. Điều này dẫn đến việc, thanh toán phi tiền mặt không được sử dụng nhiều trong tầng lớp dân cư, nhất là ở các vùng nông thôn Phú Yên.

− Gần đây có nhiều thông tin liên quan đến việc thu phí thẻ, sử dụng thẻ không an toàn, gây tâm lý bất an cho khách hàng về dịch vụ của ngân hàng, tuy vậy ngân hàng lại chưa giải thớch rừ ràng nờn lượng khỏch hàng sử dụng thẻ giảm.

3.1. Định hướng phát trin dch v ca Chi nhánh ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương phú yên (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)