Kế toán thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương phú yên (Trang 26)

1.2. Hệ thống các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt

1.2.5.4. Kế toán thanh toán thẻ

1.2.5.4.1 Quy trình thanh tốn thẻ

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ thanh toán thẻ thanh toán

Chủ sở hữu thẻ Ngân hàng thanh toán Ngân hàng phát hành thẻ (1) Đơn vị chấp nhận thẻ (điểm ứng tiền mặt) (2) (4) (5) (6) (7b) (7a) (3)

Chú thích:

(1).Khách hàng nộp chứng từ xin phát hành thẻ gồm 3 liên tới ngân hàng bên phát hành thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ ra thẻ cho chủ sở hữu.

(2).Chủ thẻ nộp thẻ cho đơn vị chấp nhận thẻ.

(3).Đơn vị chấp nhận thẻ giao hàng hóa, dịch vụ (điểm ứng tiền mặt giao tiền) và trả lại thẻ cho chủ thẻ.

(4).Đơn vị chấp nhận thẻ (điểm ứng tiền mặt) gửi chứng từ thanh toán cho ngân hàng thanh toán.

(5).Ngân hàng thanh toán tạm ứng tiền và gửi báo Có cho đơn vị chấp nhận thẻ (điểm ứng tiền mặt).

(6).Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu thanh toán thẻ tới ngân hàng phát hành.

(7a).Ngân hàng phát hành tiếp nhận thông tin, xử lý tổng hợp, hạch toán, ghi Nợ vào tài khoản và báo Nợ cho chủ thẻ.

(7b).Ngân hàng phát hành gửi báo Có cho ngân hàng thanh tốn.

1.2.5.4.2 Kế tốn thanh tốn thẻ

Trình tự thanh tốn thẻ ATM tại Ngân hàng:

− Khách hàng có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi sử dụng thẻ ATM phải đăng kí vào mẫu đăng kí đã được in sẵn theo qui định của Ngân hàng. Sau khi điền đầy đủ thơng tin vào mẫu đăng kí, kế tốn Ngân hàng tiến hành kiểm tra và thu phí phát hành thẻ, phí phát hành thẻ tuỳ theo từng loại thẻ. Phí phát hành thẻ in làm 2 liên dưới hình thức phiếu thu, 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu tại Ngân hàng. Kế toán phát hành thẻ định khoản :

Nợ TK Tiền mặt 101101.01

Có TK thu phí phát hành thẻ XXXXXXX

− Phương pháp hạch toán khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản cũng giống như khi mở tài khoản. Giấy nộp tiền vào thẻ in làm 2 liên, 1 liên khách hàng giữ, 1 liên Ngân hàng giữ và lưu vào máy vi tính ( phần mềm kết nối và quản lý máy rút tiền tự động ATM). Kế toán ngân hàng định khoản :

Nợ TK Tiền mặt 1101101.01

Có TK Thanh tốn thẻ (TTT) XXX

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân

hàng thương mại

1.3.1. Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất lưu thơng hàng hố đã dẫn đến sự ra đời và phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Khi nền kinh tế càng phát triển thì các giao dịch hàng hoá ngày càng tăng, việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán mà địi hỏi phải có nhiều hình thức thanh tốn khác nhau. Ngược lại nền kinh tế lạc hậu, sản xuất lưu thơng trì trệ thì các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt có đa dạng phong phú đến đâu cũng khó phát triển.

Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng như tăng trưởng GDP tăng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp. Các quan hệ hàng hố, dịch vụ mở rộng, nhất là hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, làm cho khối lượng thanh toán về mặt giá trị giữa các doanh nghiệp tăng và phức tạp. Lúc này, việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ gặp nhiều rủi ro nên nhu cầu giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng sẽ tăng lên.

1.3.2. Môi trường pháp lý

Để hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt được tiến hành an toàn, nhanh chóng, chính xác Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước cần tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, khi thực hiện công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuân theo các chế độ quy định thể lệ đặt ra trong thanh toán. Nếu các chế độ thông tư hướng dẫn không xác thực sẽ gây nhiều trở ngại cho ngân hàng và khách hàng khi thanh toán. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, lệ phí phải chăng nhưng thủ rục rườm rà, phức tạp, thời gian thanh tốn

lâu, cán bộ gây khó khăn thì khách hàng cũng sẽ khơng lựa chọn hình thức thanh toán này.

Đề án mới về thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 của Chính phủ đã ban hành chính là động lực thúc đẩy việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong tầng lớp dân cư. Khơng dừng lại ở đó, nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh tốn trong tồn bộ nền kinh tế - xã hội; khơng những ở hệ thống thanh tốn qua ngân hàng mà còn cần đưa ra các biện pháp để khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Về lâu dài, Nhà nước phải có chế tài bắt buộc mọi cơng dân phải mở tài khoản thanh tốn tại ngân hàng.

Trong tương lai không xa, các giao dịch qua hệ thống ngân hàng điện tử sẽ tăng cao, khả năng xảy ra các rủi ro về mặt pháp lý cho ngân hàng lẫn khách hàng sẽ không nhỏ; công tác bảo mật thẻ vẫn chưa được chú trọng đúng mức, mà điển hình là các vụ tranh chấp gần đây giữa các chủ thẻ ATM với ngân hàng đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong việc có nên thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng hay không? Sự thiếu liên kết giữa các ngành, các ngân hàng thương mại với nhau đã phần nào hạn chế đến việc phát triển mạng lưới thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên cả nước. Vì vậy, để thúc đẩy việc thanh tốn phi ngân hàng, Chính phủ cần đưa ra các hành lang pháp lý cụ thể như: Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về luật giao dịch điện tử, hoàn thiện đề án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II, thúc đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm chuyển mạch kết nối máy ATM; đưa ra các văn bản hướng dẫn giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giao dịch qua thẻ ATM cũng như các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

1.3.3. Tâm lý xã hội

Có một thực tế là sau khi thực hiện cơng cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những qui định về quản lí tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ. Do vậy, tiền mặt đã nghiễm nhiên trở thành một cơng cụ thanh tốn khơng hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Đây là nguyên nhân để tạo ra một thói quen tâm lí trong dân chúng, trong các doanh

nghiệp và tổ chức kinh tế trong nền kinh tế là “ Việc ưa thích sử dụng tiền mặt

trong thanh toán”

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt được xem là dịch vụ khá phổ biến đem lại sự nhanh chóng, chính xác, an tồn và bảo mật cho khách hàng. Vì vậy, thanh tốn khơng dùng tiền mặt thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt là xu hướng mới của toàn thế giới. Thế nhưng hiện nay, đa số người dân Việt Nam cịn chưa mặn mà với phương thức thanh tốn này. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của người dân nói chung cịn ở mức thấp, việc mua sắm chi tiêu chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, bên cạnh đó là do thói quen, sức ỳ, quan niệm, dân trí….Đại bộ phận dân cư cịn cho rằng nếu thanh tốn qua ngân hàng thì thủ tục cịn rườm rà, phức tạp và thậm chí cịn mất thêm phí rất cao. Bên cạnh đó, mọi người có xu hướng tiết kiệm, cất giữ đồng tiền, tiền có giá trị mạnh, kim loại quý hiếm. Thói quen sử dụng tiền mặt không dễ một sớm một chiều có thể thay đổi được. Đồng thời muốn sử dụng phương tiện hiện đại cần có một sự hiểu biết nhất định. Vì vậy, địi hỏi ngân hàng phải tuyên truyền, quảng cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận hệ thống thanh tốn hiện đại.

1.3.4. Khoa học cơng nghệ

Khoa học công nghệ là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nước ta trình độ khoa học cơng nghệ cịn lạc hậu nên nó chưa thực sự thúc đẩy công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát triển. Gần đây với việc đưa vào sử dụng rộng rãi mạng máy tính và thanh tốn thẻ đã tạo ra bộ mặt mới cho hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy nhiên, hệ thống máy ATM khá ít (riêng đối với Vietinbank, hiện cả nước chỉ có khoảng hơn 800 điểm). Các nơi chấp nhận thẻ cũng cịn ít so với nhu cầu. Các máy chỉ tập trung ở tại các Chi nhánh ngân hàng, chưa mở rộng ở các nơi sử dụng nhiều như trường học, trung tâm mua bán, siêu thị... Bên cạnh đó, cịn nhiều hạn chế trong việc kết nối hệ thống thẻ ATM của các liên minh thẻ giữa các ngân hàng với nhau để tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng. Do đó, phần nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển thanh toán bằng thẻ.

1.3.5. Trình độ dân trí

Khi trình độ dân trí của một nước lạc hậu, thấp kém, người dân sẽ khó nắm bắt được các lợi ích của thanh tốn khơng dùng tiền mặt, do vậy họ chỉ thanh tốn bằng tiền mặt là chủ yếu. Các hình thức thanh tốn hiện đại, phức tạp; với trình độ thấp, lại khơng có người hướng dẫn tận tình, khách hàng thường sợ sai sót, nhầm lẫn rồi mất tiền. Ở nước ta, nền kinh tế còn nghèo, đời sống cịn khó khăn nên cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt đa số chỉ áp dụng giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mà chưa phổ biến trong dân cư.

Về phía ngân hàng, với đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt có trình độ chun mơn sâu, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong cơng việc sẽ làm cho khách hàng hài lòng. Như vậy, quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng sẽ trở nên tốt đẹp, nâng cao uy tín của ngân hàng trong kinh doanh và thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khơng cao sẽ gây khó khăn cho khách hàng, khi đó khách hàng khơng muốn giao dịch tại ngân hàng.

1.3.6. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng

Chất lượng dịch vụ của ngân hàng đã ngày một cải tiến, thế nhưng vẫn cịn hạn chế. Do chưa có các biện pháp để đánh giá đúng chất lượng dịch vụ của ngân hàng, việc đánh giá chủ yếu dựa vào cảm tính, nên phần nào còn mang tính chủ quan. Đặc biệt là ở các chi nhánh ngân hàng nhỏ, sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người hạn chế, nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là trong cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt như đa dạng hố các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cải tiến các thủ tục thanh tốn đảm bảo chính xác, nhanh gọn để có thể thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và từ đó khách hàng có thể cảm nhận được những lợi ích mà nó mang lại và chấp nhận sử dụng nó như một thói quen.

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Cơng Thương

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng công thương Việt Nam:

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (viết tắt là NHCT.VN) là một trong những NHTM Nhà nước lớn nhất của Việt Nam, thành lập năm 1988 và được Nhà nước xếp hạng là doanh nghiệp đặc biệt. Theo Quyết định số 196/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của NHCT.VN được đổi thành Vietnam Bank for Industry and Trade, viết tắt là VietinBank (tên giao dịch cũ là Industrial and Commercial Bank of Viet Nam, viết tắt là Incombank).

NHCT.VN có hệ thống mạng lưới gồm 3 Sở Giao dịch, 02 Văn phòng đại diện, 01 Trung tâm đào tạo, 01 Trung tâm công nghệ thông tin, 138 chi nhánh, 158 phòng giao dịch, 144 điểm giao dịch, 287 quỹ tiết kiệm và hơn 800 “ngân hàng giao dịch tự động” (ATM) ở hầu hết các tỉnh, thành phố và trung tâm thương mại trong cả nước, luôn là địa chỉ thuận tiện và đáng tin cậy của cả người gửi tiền, người đi vay và người sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Ngồi ra, NHCT.VN cịn là chủ sở hữu, cổ đông lớn của những công ty hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam như: Công ty Chứng khốn Ngân hàng Cơng Thương, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty cho thuê tài chính VietinBank, Cơng ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á-VietinBank, Cơng ty liên doanh cho th tài chính Quốc tế (VILC), Ngân hàng liên doanh Indovina, cổ đông lớn của NHTM cổ phần Sàigịn Cơng Thương… Với quy mô này, VietinBank trở thành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. VietinBank cũng đã thiết lập quan hệ đại lý với 735 ngân hàng trên toàn thế giới, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, thành viên của hệ thống thẻ Visa, Master và Hiệp hội tài chính viễn thơng tồn cầu (SWIFT).

Trong suốt thời gian qua, VietinBank đã khơng ngừng cải tiến, hồn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động; là ngân hàng có cơ sở hạ tầng, tiềm lực tài chính và đội ngũ cán bộ mạnh, chủ động với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các sản phẩm dịch vụ của VietinBank như: mở tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm, cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn, cho vay hợp vốn, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền điện tử, chuyển tiền kiều hối, đã đưa và vận hành dịch vụ rút tiền tự động, phát hành thẻ Visa, Master…đã được đông đảo khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là sản phẩm thẻ ATM của VietinBank đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.

lNHCT.VN cũng đã đầu tư tín dụng và ký hợp đồng hợp tác tồn diện với một số ngành cơng nghiệp mũi nhọn, các tập đoàn và tổng công ty lớn như: ngành điện, ngành xi măng, ngành dầu khí, ngành đóng tàu, ngành dệt may, Tập đồn Than và khống sản, Tập đồn Bưu chính Viễn thông và khoảng 66 Tổng Cơng ty Nhà nước.

Các hình thức đầu tư tín dụng cũng ngày được mở rộng và phát triển như: cho vay nội tệ, ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng thuê mua, tín dụng ủy thác, tín dụng theo dự án.

Với những kết quả đạt được, VietinBank xứng đáng nhận được nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” cho sản phẩm thanh toán điện tử năm 2003; Giải thưởng ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế 2003-2004 với tỷ lệ STP cao” do Citigroup trao tặng và giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2004, 2005 và năm 2006, trong đó năm 2005 và năm 2006 đạt Topten; giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” năm 2004, 2005 cho thương hiệu VietinBank; Giải thưởng “Thương hiệu cạnh tranh năm 2006” do Cục Sở hữu trí tuệ trao tặng; Giải thưởng “Ngọn Hải Đăng” năm 2006 do Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ trao tặng; Giải thưởng “Cầu vàng” 2007 do Phịng Thương mại và Cơng

nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tổ chức bình chọn; Giải “Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu” năm 2007,…

Quá trình hình thành tổ chức bộ máy hoạt động của NHCT.VN có thể được chia thành 03 giai đoạn sau:

− Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 7/1988 đến hết năm 1990): Trong giai đoạn này Ngân hàng Công Thương Trung Ương chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý như một Liên hiệp Xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.

− Giai đoạn thứ hai (từ tháng 1/1991 đến tháng 9/1996): Sau khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực thi hành (10/1990), theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), NHCT.VN mới

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương phú yên (Trang 26)