Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng và dịch hại trên cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng và dịch hại trên cây

Từ những tài liệu nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy mối quan hệ giữa quản lý dinh dưỡng và dịch hại cây lúa được thể hiện khái quát như sau:

- Dinh dưỡng và tính kháng sâu hại

- Thay đổi tình hình dịch hại do tăng lượng phân đạm 1.5.1. Những nghiên cứu về dinh dưỡng và tính kháng sâu hại

Singh và ctv (2009) [82] cho rằng: Tính kháng của cây trồng đối với sâu hại thay đổi tùy thuộc vào tuổi cây hay giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, hay nói cách khác thì tính kháng sâu hại có mối liên hệ trực tiếp với sinh lý cây trồng. Và như thế bất cứ yếu tố nào gây ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý cây trồng cũng sẽ làm thay đổi tính kháng sâu hại của cây.

Chúng ta biết rằng, khi bón phân cho cây trồng sẽ làm cây phát triển và thay đổi mạnh về hình dạng, cụ thể như: tăng trưởng nhanh, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình chín, kích cỡ cây, làm biểu bì mô dày lên hoặc mỏng đi… Sự thay đổi hình dạng của cây ký chủ cũng làm ảnh hưởng đến các loài sâu hại sinh sống trên cây đó. Sharma và ctv (2004) [80] chứng minh rằng nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất chẳng những ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do sâu ăn lá gây ra mà còn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cây sau khi bị sâu hại, tuy nhiên hai

36

mặt này ít được xem xét đồng thời với nhau. Sharma cũng phát hiện rằng mức độ thiệt hại do sâu ăn lá ở cây trồng được bón ít phân thì cao gấp đôi so với cây trồng bón nhiều phân. Và như vậy độ phì của đất không có ảnh hưởng đến khả năng đền bù của cây trồng sau khi bị sâu ăn lá gây hại (Nguyễn Hữu Huân, 2006) [13].

1.5.2. Thay đổi tình hình dịch hại do gia tăng lượng phân đạm

Theo Lương Minh Châu và ctv (2006) [4]: “Hàm lượng đạm và lân trong lá lúa có tương quan thuận với bón phân đạm trong đất và không có tương quan với kali trong lá lúa”. Hàm lượng đạm tổng số trong lá lúa thì lại ảnh hưởng chính đến mức độ thiệt hại của các loại sâu hại lúa. Sharma và ctv (2004) đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo các mức bón phân khác nhau tại Trung Quốc, Ấn Độ, Inddonessia, Philippines và Việt Nam cũng có kết luận rằng mức độ thiệt hại do bệnh khô vằn, lem lép hạt, sâu đục thân, sâu cuốn lá và chuột ở các công thức bón phân theo tập quán của nông dân đều cao hơn công thức bón phân theo vùng (SSNM). Một kết quả tương tự của Lương Minh Châu và ctv (2006) [4] đã chứng minh rằng trong ruộng lúa bón càng nhiều phân đạm thì mức độ thiệt hại do sâu, bệnh gây ra càng nặng, cụ thể là: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn và bệnh vàng lá. Ruộng lúa bón đạm cao (200kg N/ha) bị rầy nâu gây hại ở mật độ cao, tỷ lệ thiệt hại do sâu cuốn lá, sâu đục thân và bệnh đạo ôn gia tăng. Tuy nhiên, cũng do mật độ sâu hại gia tăng ở ruộng bón đạm cao đã dẫn theo sự gia tăng mật độ quần thể của các loài thiên địch tự nhiên của các loài sâu hại này (nhện, bọ xít mù xanh) (Nguyễn Hữu Huân, 2006) [13].

Theo Sogawa (1982) [83]: “Sự bài tiết nước bọt của rầy nâu gia tăng theo hàm lượng đạm của lá lúa”. Theo Lu và ctv (2005) [68] ruộng lúa được bón thừa phân đạm cũng sẽ làm giảm khả năng ăn mồi của loài thiên địch tự nhiên của rầy nâu, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis, bởi vì nước bọt của rầy nâu sống trên cây lúa bón thừa đạm trong một thời gian dài sẽ làm thích nghi sinh thái của rầy nâu tăng cao hơn, khi đó nếu biện pháp phòng trừ sinh học trong tự nhiên bị phá vỡ thì gây nguy cơ bùng phát rầy nâu là rất lớn.

Gary và ctv (2005) [44] nghiên cứu về ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm bón cho lúa với loài rệp hại lúa Hysteroneura steriae đã rút ra kết luận rằng hàm lượng đạm càng cao thì mức độ sống sót, khả năng sinh sản, chiều dài cá thể của loài rệp này lại càng tăng. Khi phân tích lá lúa ở các mức bón đạm khác nhau ông thấy rằng hàm lượng đạm bón có tương quan với chlorophyll, thành phần đạm và lân trong lá, không có tương quan với thành phần kali. Từ đó ông

37

giải thích rằng liều lượng bón đạm cao trên lúa làm gia tăng khả năng sống sót, sinh sản, kích thước cá thể, bùng phát, gây hại của rệp trên lúa là do ảnh hưởng đến chế độ thức ăn của rệp. Việc rệp bùng phát gây hại trên lúa tại các vùng khô hạn là do khô hạn làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cây trồng làm cho protein bị phá hủy nhanh chóng, tạo ra dạng đạm dễ tiêu cho các loài chích hút sử dụng. Liều lượng đạm bón cho lúa cao góp phần làm gia tăng khả năng sống sót của rệp cũng có thể bằng cách can thiệp vào cơ chế tự bảo vệ của cây trồng (Gary và ctv, 2005) [44].

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng tương tác giữa ruộng lúa bón thừa đạm và dịch hại như sau: Nhiều loài côn trùng rút ngắn thời gian phát triển và gia tăng tốc độ tăng trưởng nhanh, làm tăng số lượng dịch hại, tỷ lệ sống sót, tính mắn đẻ, trọng lượng cơ thể và mức độ thiệt hại, càng tăng tỷ lệ sống sót của rầy cám, càng đẻ nhiều, nhất là khi nhiệt độ tăng và càng gia tăng mật độ trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng; càng thu hút nhiều bướm sâu cuốn lá đến cư trú và đẻ nhiều trứng.

Một số công trình nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc về mối liên hệ giữa cây lúa giàu đạm với dịch hại, đặc biệt là rầy nâu cho thấy rằng: Khi hàm lượng đạm trong cây lúa gia tăng sẽ làm cho rầy cám sống sót nhiều hơn và rút ngắn vòng đời của chúng, rầy cái trưởng thành to hơn, đẻ nhiều trứng hơn và sống lâu hơn (Lu và ctv, 2005) [68]. Ruộng lúa được bón thừa đạm sẽ có tán che phủ dày, làm gia tăng hàm lượng amino acid trong dịch của cây lúa, cây lúa bị xốp, mọng nước sẽ kích thích rầy cái tìm đến hút nhựa và đẻ trứng; sâu non tuổi 1 của sâu đục thân vừa nở cũng dễ dàng đục vào thân lúa và di chuyển bên trong hệ thống mạch dẫn nhựa cây lúa. Ngoài ra, còn làm cho rầy nâu thay đổi vị trí cư trú và đẻ trứng. Ở cây lúa thừa đạm, rầy nâu sẽ di chuyển dần từ bên dưới gốc lên bẹ lá và lá cờ để đẻ trứng (Lu và ctv, 2005) [68].

38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)