Khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và tình hình rầy nâu của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và tình hình rầy nâu của

3.3.2.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lúa kháng rầy nâu tại Phú Vang trong vụ Đông xuân 2010 - 2011

Dựa vào kết quả Bảng 3.13. có thể thấy rằng:

Về khả năng sinh trưởng, phát triển: Các giống khảo nghiệm đều có khả năng sinh trưởng tốt: sức sống mạ khỏe, phần lớn các giống đều trổ tập trung, đa số giống đều có độ thuần đồng ruộng cao, khả năng trổ thoát đòng tốt và độ cứng cây khá tốt (cấp 1 - 5); thời gian sinh trưởng, tất cả các giống thí nghiệm dao động từ 112 - 136 ngày. Giống có tổng thời gian sinh trưởng cao nhất là RNT07 với 136 ngày. Chiều cao cây của các giống dao động từ 84,3 - 105,5 cm.

Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Hầu hết các giống thí nghiệm đều có năng suất trung bình trên 50 tạ/ha (ngoại trừ giống HP19), các giống HP07, HP10, HP28 cho năng suất khá tốt và tương đương với giống đối chứng HT1.

75

Bảng 3.13. Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Giống lúa

HP01 HP05 HP07 HP10 HP19 HP28 HP29 RNT07 HT1 (đ/c) 1. Sức sống của mạ

Điểm (1.5.9) 5 1 1 1 5 1 1 1 1

2. Độ dài giai đoạn trổ Điểm (1.5.9) 5 1 1 5 5 1 5 5 5

3. Độ thuần đồng ruộng Điểm (1.3.5) 1 1 1 1 1 1 1 1 1

4. Độ thoát cổ bông Điểm (1.5.9) 1 1 1 1 1 1 1 1 1

5. Độ cứng cây Điểm (1.5.9) 5 1 1 5 5 1 1 5 5

6. Độ tàn lá Điểm (1.5.9) 1 1 1 1 5 1 1 1 1

7. Thời gian sinh trưởng Ngày 126 125 115 127 122 112 129 136 121

8. Chiều cao cây Cm 90,3 92,2 84,3 86,1 86 90,3 86,3 105,5 99,2

9. Độ rụng hạt Điểm (1.5.9) 1 1 5 1 1 1 1 5 5

10. Số bông hữu hiệu Bông/khóm 7,1 6,3 6,2 5,8 6,4 6,4 6,7 5,2 7,3 11. Số hạt trên bông Hạt 102,2 131,2 130,5 144,5 118,3 113,9 101,6 133,5 137,7

12. Tỷ hạt chắc % 25 38,7 32,8 42,5 32,4 25,1 18,3 32,7 52,7

13. Khối lượng 1000hạt Gam 25,2 26,4 26 25,6 24,5 26,3 25,2 25,5 25,8 14. Năng suất lý thuyết Tạ/ha 69,1 76,9 69,5 75,8 67,4 74,8 70,4 64,1 76,8 15. Năng suất thực thu Tạ/ha 53,3c 54,2c 56,0b 55,7b 49,0d 57,9a 52,8c 50,1d 58,9a

76

3.3.2.2. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Phú Vang, rầy nâu bắt đầu xuất hiện ở giống HT1 ngày 13/3 còn trên các giống vào ngày 20/3. Ở kỳ điều tra ngày 20/3, mật độ rầy nâu trên các giống thấp dao động từ 1,27 - 4,27 con/m2, cao nhất ở giống HT1 là 4,27 con/m2 và thấp nhất ở giống HP28. (Hình 3.6).

Hình 3.6. Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011

Có thể thấy rằng, điều kiện nhiệt độ xuống thấp kéo dài những tháng đầu năm không thuận cho sự phát sinh gây hại của rầy nâu nên mật độ của chúng tăng không đáng kể ở kỳ điều tra kế tiếp.

Đến kỳ điều tra ngày 01/05 (thời kỳ lúa trổ bông) mật độ rầy nâu đạt cao nhất dao động từ 9,2 - 34,13 con/m2, giống HP28 có mật độ thấp nhất với 9,2 con/m2, giống HT1 có mật độ rầy cao nhất với 34,13 con/m2. Đây là giai đoạn cây lúa bắt đầu trỗ bông tập trung nhiều dinh dưỡng thuận lợi cho sự phát triển của rầy. Mặt khác lúc này nhiệt độ không khí khá cao 280C, ẩm độ không khí cao (87,5%), do đó tạo điều kiện cho rầy nâu bùng phát nhanh về số lượng.

Sau đó, mật độ rầy nâu giảm dần cho đến lúc kết thúc điều tra vào ngày 14/5, mật độ rầy khác nhau trên các giống và dao động từ 1,33 - 17,47 con/m2,

77

cao nhất trên giống đối chứng HT1 và thấp nhất vẫn là HP28 với 1,33 con/m2. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cây lúa càng già thân càng cứng là thức ăn không thuận lợi cho rầy làm cho một số chúng đã bị chết do thiếu thức ăn, phần còn lại chuyển sang dạng cánh dài bay đi nơi khác để tìm thức ăn.

3.3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lúa kháng rầy tại Phú Vang trong vụ Hè Thu 2011

Dựa vào kết quả Bảng 3.14 có thể thấy rằng các giống khảo nghiệm đều có khả năng sinh trưởng tốt: sức sống mạ khỏe, phần lớn các giống đều trổ tập trung, đa số giống đều có độ thuần đồng ruộng cao đáp ứng được nhu cầu của lúa giống, khả năng trổ thoát đòng tốt và độ cứng cây khá tốt (cấp 1 - 5) nên khả năng chống đổ cao.

Về thời gian sinh trưởng, các giống khảo nghiệm đều thuộc nhóm giống ngắn ngày (A1) có thời gian sinh trưởng từ 93 - 100 ngày, riêng giống RNT07 thuộc nhóm giống trung ngày.

Về chiều cao cây: Hầu hết các giống đều thuộc nhóm bán lùn; các giống hầu như rất khó rụng (trừ HP07, RNT07 và HT1), đây là ưu điểm là giảm thất thoát sau thu hoạch. Nhìn chung, các giống đều thích nghi với thời tiết tại Thừa Thiên Huế.

Về năng suất thực thu: Hầu hết các giống có năng suất thực thu thấp hơn ở vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu ở vùng Hương Trà. Các giống có năng suất cao hơn giống đối chứng là giống HP05, HP10, HP28, trong đó HP28 cho năng suất thực thu cao nhất. Các giống còn lại có năng suất thấp hơn giống đối chứng.

Thấp nhất là giống HP19 (28,98 tạ/ha).

78

Bảng 3.14. Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế vụ Hè Thu 2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Giống lúa

HP01 HP05 HP07 HP10 HP19 HP28 HP29 RNT07 HT1 (đ/c) 1. Sức sống của mạ

Điểm (1.5.9) 1 1 1 1 1 1 1 1 1

2. Độ dài giai đoạn trổ Điểm (1.5.9) 5 1 1 5 1 1 5 5 5

3. Độ thuần đồng ruộng Điểm (1.3.5) 1 1 1 1 1 1 1 1 1

4. Độ thoát cổ bông Điểm (1.5.9) 1 1 1 1 1 1 1 1 1

5. Độ cứng cây Điểm (1.5.9) 5 1 1 5 5 1 1 5 5

6. Độ tàn lá Điểm (1.5.9) 1 1 1 1 5 1 1 1 1

7. Thời gian sinh trưởng Ngày 95 93 96 94 96 92 94 112 100

8. Chiều cao cây Cm 89,1 89,3 82,3 86,3 86,5 87,1 87,4 100,6 96,9

9. Độ rụng hạt Điểm (1.5.9) 1 1 5 1 1 1 1 5 5

10. Số bông hữu hiệu Bông/khóm 7,1 6,3 6,2 5,8 6,4 6,4 6,7 5,2 7,3 11. Số hạt trên bông Hạt 102,2 131,2 130,5 144,5 118,3 113,9 101,6 133,5 137,7

12. Tỷ hạt chắc % 25 38,7 32,8 42,5 32,4 25,1 18,3 32,7 52,7

13. Khối lượng 1000hạt Gam 25,2 26,4 23 25,6 24,5 26,3 25,2 24,5 24,8 14. Năng suất lý thuyết Tạ/ha 69,1 76,9 69,5 75,8 67,4 74,8 70,4 64,1 76,8 15. Năng suất thực thu Tạ/ha 40,00cde 44,44bc 37,78de 47,78ab 28,89f 51,11a 37,78de 35,55e 42,22cd

79

3.3.2.4. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Phú Vang trong vụ Hè Thu 2011

Rầy nâu bắt đầu xuất hiện trên các giống vào ngày 25/6 (sau gieo sạ 33 ngày). Ở kỳ điều tra này, mật độ rầy nâu trên các giống thấp dao động từ 5,20 - 29,67 con/m2, cao nhất ở các giống HT1 là 29,67 con/m2 và thấp nhất ở các giống HP28 là 5,20 con/m2 và HP10 là 5,67 con/m2 (Hình 3.7).

Hình 3.7. Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại Phú Vang trong vụ Hè Thu 2011

Có thể thấy rằng, điều kiện thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao trên 370C trong một số ngày đầu tháng 7 không thuận lợi lắm cho sự phát sinh gây hại của rầy nâu nên mật độ của chúng tăng không đáng kể ở kỳ điều tra kế tiếp. Hơn nữa do không phun thuốc trừ sâu cuốn lá giai đoạn trước 40 ngày như ruộng sản xuất đại trà nên mật độ các loài kẻ thù tự nhiên của rầy nâu được gia tăng. Tuy nhiên, cuối tháng 7 có những ngày nắng mưa xen kẽ có thể làm cho nhiệt độ không quá cao kèm theo ẩm độ cao là một trong những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của rầy nâu, nên mật độ tăng nhiều vào ngày 30/7 với mật độ dao động từ 195,00 - 592,67 con/m2 tương ứng với giống HP10 và HT1 (Hình 3.7). Sự gia tăng quần thể rầy nâu ở giai đoạn này là do hiện tượng gối lứa, lúa ở giai đoạn làm đòng là nguồn thức ăn thuận lợi cho rầy nâu, hơn nữa sự giao tán của bộ lá

80

đã tạo nên tiểu khí hậu với ẩm độ cao cũng là điều kiện tối thích cho sự phát triển quần thể rầy nâu. Đồng thời, có một số rầy nâu đã di chuyển từ các ruộng xung quanh đến do bị ảnh hưởng của việc phun thuốc trừ sâu cuốn lá những ngày trước đó.

Cùng với sự phát triển của cây lúa, mật độ rầy nâu càng tăng dần và đạt cao điểm vào ngày 06/8. Đây là giai đoạn lúa chín sữa nên vật chất được tập trung tối đa cho cây để quá trình quang hợp diễn ra tốt nhất nên đã cung cấp nguồn thức ăn thuận lợi cho rầy. Hơn nữa hiện tượng “cháy rầy” đã xảy ra ở các chân ruộng trũng gần đấy làm cho chúng thiếu thức ăn vì thế chúng di chuyển sang ruộng thí nghiệm, đồng thời, lúc này một lứa rầy mới cũng được hình thành. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho rầy nâu gia tăng mật độ quần thể ở giai đoạn này là do ruộng rút cạn nước cho quá trình vào chắc và chín của lúa xảy ra thuận lợi hơn cũng là điều kiện thuận lợi cho rầy phát triển.

Sau giai đoạn này, mật độ rầy nâu giảm dần cho đến lúc kết thúc điều tra vào ngày 20/8. Mật độ rầy khác nhau trên các giống và dao động từ 1,00 - 6,80 con/m2, cao nhất trên giống HT1 và thấp nhất là HP28 với 1,00 con/m2. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do có những ngày mưa liên tiếp cuối tháng 8 làm cho rầy bị chết. Đồng thời cây lúa càng già, thân càng cứng là thức ăn không thuận lợi cho rầy nên một số rầy bị chết do thiếu thức ăn, phần còn lại chuyển sang dạng cánh dài bay đi nơi khác để tìm thức ăn và qua đông.

Quan sát mật độ rầy nâu ở từng kỳ điều tra trên các giống thí nghiệm chúng tôi nhận thấy hai giống HP10 và HP28 biểu hiện khả năng kháng rầy ngoài đồng ruộng cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)