Kháng không ưa thích (non-preference/Antixenisis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 46 - 47)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.4.2.3. Kháng không ưa thích (non-preference/Antixenisis)

Cơ chế kháng không ưa thích được tìm thấy trong hầu hết các giống kháng rầy nâu (Dhan và Arti, 2005) [40]. Kháng không ưa thích biểu hiện ở sự ưa thích và khả năng đẻ trứng và cơ chế kháng kháng sinh được đánh giá bằng sự hình thành quần thể (population build-up), chỉ số tăng trưởng (growth index) và tốc độ ăn (feeding rate) của rầy nâu. Thật vậy, bằng thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo trong nhà lưới và so sánh biểu hiện của các giống kháng PTB33, Mudgo, giống kháng vừa ASD7, CO42 và giống chuẩn nhiễm TN1, các tác giả của trường Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu, Ấn Độ đã đưa ra kết quả như sau: Về sự ưa thích: Sau 8 giờ lây nhiễm, % BPH có mặt trên giống PTB33 là 9,3 thấp hơn trên giống TN1 (32,6%) và các giống trung gian khác, Sau 24 giờ cho kết quả tương tự, Sau 48 giờ và 72 giờ, % BPH trên giống PTB33 tương

29

ứng là 5,8 và 5,7%, Tỷ lệ này trên giống Mudgo là 11,6 và 8%; trên giống CO42 là 17,5 và 19,3%; trên giống ASD7 là 23,3 và 26,1% và trên giống TN1 là 23,3 và 26,1%, Tuy nhiên, với giống TN1 ở tất cả giai đoạn tỷ lệ này đều ở mức cao từ 22,1 - 43,2% (Dhan và Arti, 2005) [40].

Về khả năng sinh sản: Có sự sai khác ý nghĩa về số lượng trứng được đẻ trên các giống sau 72 giờ lây nhiễm. Khả năng đẻ trứng thấp nhất ở giống PTB33, trung bình trên giống Mudgo và CO42, cao nhất ở TN1. Từ hai kết quả trên cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa sự ưa thích và khả năng đẻ trứng trong các giống thí nghiệm (Dhan và Arti, 2005) [40].

Về sự hình thành quần thể: Số lượng rầy non trung bình được đẻ/bụi lúa ở được quan sát có xu hướng tăng dần trên giống PTB33 là 78,0 đến Mudgo (190,2) thấp hơn so với CO42 và ASD7. Số lượng cao nhất đạt được ở giống TN1 với 391,6 (Dhan và Arti, 2005) [40].

Về thời gian phát dục của sâu non: Thời gian đến trưởng thành của sâu non dài nhất trên giống PTB33 là 15,1 ngày, tiếp theo đến Mudgo là 13,9 ngày, ASD7 và CO42 đều 13,3 ngày và thời gian này ngắn nhất trên TN1 là 12,4 ngày. Về tỷ lệ sống sót của sâu non: Trên giống PTB33 chỉ có 48% sâu non đạt tuổi trưởng thành, Mudgo là 64%. Trong khi đó, tỷ lệ này trên giống TN1 là 92,7% và ở các giống kháng vừa như CO42 và ASD7 tỷ lệ tương ứng đều là 70% (Dhan và Arti, 2005) [40].

Về chỉ số tăng trưởng: Chỉ số tăng trưởng của rầy cũng có sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm, chỉ số này tăng từ 3,2; 4,5; 5,1; 5,0 tương ứng với các giống PTB33, IR64, CO 42, IR36 trong khi ở giống TN1chỉ số này lên đến 7,5 (Dhan và Arti, 2005) [40].

Về tốc độ ăn: chỉ tiêu này được tính theo diện tích và trọng lượng nước bọt được bài tiết ra. Kết quả thí nghiệm cho thấy rầy được nuôi trên giống TN1thì giọt nước bọt tiết ra lớn hơn (568,2 mm2) và trọng lượng nước bọt cũng cao hơn (33,6mg) so với các giống còn lại. Thấp nhất ở giống PTB33 tương ứng là 112,8 mm2 và 12,4mg (Dhan và Arti, 2005) [40].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)