CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.3. Phương pháp đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và
2.5.3.1. Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu, tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa có biểu hiện kháng rầy nâu trên đồng ruộng
- Tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng các giống lúa có biểu hiện kháng rầy từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sử dụng giống lúa HT1 làm đối chứng (giống trồng phổ biến tại Thừa Thiên Huế). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), 3 lần lặp lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 20m2.
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Bón phân, chăm sóc áp dụng đồng đều và thích hợp theo quy trình kỹ thuật đang được áp dụng ở địa phương. Không sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh.
- Thời vụ gieo: vụ Đông Xuân 2010 - 2011 và vụ Hè Thu 2011.
- Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất phù sa cổ Hợp tác xã Hương An, thị xã Hương Trà và vùng đất cát ven biển Hợp tác xã Phú Đa 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Điều tra sâu hại: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01 - 38:2010/BNNPTNT) [19], điều tra 5 điểm ngẫu nhiên trên hai đường chéo của mỗi ô. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, có điều tra bổ sung trước và trong đỉnh cao đỉnh xuất hiện dịch hại.
+ Điều tra rầy nâu: Đếm số lượng rầy trên 10 dảnh ngẫu nhiên trong khung 40 x 50cm, sau đó tính mật độ rầy/m2 bằng cách lấy số lượng rầy trung bình trên 1 dảnh x số dảnh/m2.
+ Theo dừi cỏc chỉ tiờu sinh trưởng, phỏt triển, năng suất: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01 - 55:2011/BNNPTNT) [20].
+ Cỏc chỉ tiờu theo dừi: Sức sống của mạ (điểm 1, 5, 9); Độ dài giai đoạn trổ (điểm 1, 5, 9); Độ thuần đồng ruộng (điểm 1, 3, 5); Độ thoát cổ bông (điểm 1, 5, 9);
Độ cứng cây (điểm 1, 5, 9); Độ tàn lá (điểm 1, 5, 9); Thời gian sinh trưởng (ngày);
Chiều cao cây (cm); Độ rụng hạt (điểm 1, 5, 9); Số bông hữu hiệu (bông); Số hạt trên bông (hạt); Tỷ lệ hạt chắc (%); Khối lượng 1000 hạt (gam); Năng suất lý thuyết (tạ/ha); Năng suất thực thu (tạ/ha).
45
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảo vệ
Bảo vệ
Bảo vệ
HP28 HT1 HP05 HP07 RNT07 HP01 HP29 HP10 HP19 HP10 HP19 RNT07 HP01 HT1 HP05 HP07 HP28 HP29 HP05 HP29 HP07 HP28 HP19 RNT07 HP01 HP10 HT1
Bảo vệ
2.5.3.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu phẩm chất gạo của các giống lúa
* Chỉ tiêu về chất lượng gạo:
- Tỷ lệ gạo xay và gạo xay xát tính theo % khối lượng của thóc.
- Chiều dài hạt gạo: phân loại theo 10 TCN 558 - 2002.
Bảng 2.4. Phân loại gạo dựa vào chiều dài hạt
Loại hạt Chiều dài hạt (mm)
Loại hạt rất ngắn < 4,50
Loại hạt ngắn 4,51 – 5,50
Loại hạt trung bình 5,51 – 6,50
Loại hạt dài 6,51 – 7,50
Loại hạt rất dài > 7,5
- Chiều rộng hạt gạo: Phân loại theo 10 TCN 558 - 2002.
Bảng 2.5. Phân loại gạo dựa vào chiều rộng hạt
Loại hạt Chiều rộng hạt (mm)
Hẹp < 2,5
Trung bình 2,5 – 3,0
Rộng > 3,0
- Dạng hạt: Phân loại theo 10 TCN 558 - 2002.
46
Bảng 2.6. Phân loại gạo dựa vào hình dạng hạt gạo theo tỷ lệ Dài/Rộng
Dạng hạt Dài/Rộng
Tròn < 1,5
Bán tròn 1,5 – 1,99
Bán thon 2,0 – 2,49
Thon 2,5 – 2,99
Thon dài > 3,0
- Độ bạc bụng: Cho điểm theo 10 TCN 425 - 2000
Bảng 2.7. Phân loại gạo dựa vào độ bạc bụng của hạt
Thang điểm Mô tả Diện tích hạt bị
trắng bạc (%) 0 Hoàn toàn trong
(Không có vết bạc nào) 0
1 Hạt bạc rất nhỏ < 10
2 Hạt hơi bạc 10 – 20
3 Hạt bạc trung bình 21 – 35
4 Hạt bạc 36 – 50
5 Hạt rất bạc > 50
* Các chỉ tiêu sinh hóa:
- Xác định hàm lượng protein: Theo phương pháp Bradford.
+ Hạt lúa được bóc vỏ, sau đó được nghiền mịn thành bột trong cối sứ.
+ Cõn 10 mg bột, bổ sung 300 àl đệm Hirata, vontex mẫu và ủ qua đờm ở 40C.
+ Ly tâm mẫu 15.000 vòng/phút trong 15 phút ở 40C, loại bỏ kết tủa.
+ Lấy 4 àl dịch nổi bổ sung thờm 200 àl thuốc nhuộm Bradford 1X, trộn đều rồi đem đo ở bước sóng 595 nm trên máy quang phổ Biomate 3 của hãng Thermo.
Mẫu trắng là đệm Hirata.
+ Dựng đường chuẩn theo kit của hãng BioRad với các thang nồng độ 0,25; 0,5; 0,75; 1; 1,25; 1,34 mg/ml.
47
+ Hàm lượng protein được tính dựa trên đường chuẩn.
- Độ bền gel: Theo TCN 424 - 2000.
+ Hạt lúa được bóc vỏ, sau đó được nghiền mịn thành bột trong cối sứ.
+ Cõn 100 mg bột cho vào ống nghiệm cú kớch thước (chiều cao ì đường kớnh): 100ì13 mm.
+ Bổ sung 0,2 ml ethanol 95% có chứa 0,025% Thymol blue để cản trở sự vón cục do hồ hóa và tạo màu để dễ quan sát, trộn đều mẫu.
+ Bổ sung thêm 2 ml 0,2N KOH, trộn đều mẫu.
+ Ống nghiệm chứa mẫu được đun sôi trong 8 phút sau đó để nguội 5 phút ở nhiệt độ phòng, rồi làm lạnh trong nước đá 20 phút.
+ Đặt ống nghiệm nằm ngang trên mặt bàn cho gel chảy đều. Để gel đông sau 60 phút, tiến hành đo.
+ Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
- Độ trở hồ: Theo TCNVN 5715:1993 [27].
Hạt lúa được bóc vỏ, sau đó cho vào mỗi đĩa petri nhựa 10 hạt và mỗi giống được tiến hành thí nghiệm trên 2 đĩa Petri nhựa. Bổ sung 10 ml KOH 1,7%, rồi dàn đều các hạt lúa trên bề mặt đĩa. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 23 giờ.
Phân tích mẫu bằng mắt thường.
Bảng 2.8. Phân loại hạt gạo dựa vào độ trở hồ
Đặc điểm hạt gạo Cấp độ trở hồ
Hạt không bị ảnh hưởng 1
Hạt phồng lên 2
Hạt phồng lờn rỡa hẹp khụng rừ 3
Hạt phồng lờn rỡa rộng và rừ 4
Hạt bị tỏch rời, rỡa rộng và rừ 5
Hạt tan và kết với rìa 6
Hạt tan hoàn toàn và hòa lẫn vào nhau 7
+ Xác định hàm lượng amylose: Theo TCNVN 5716-1:2008 [28].
48
- Hạt lúa được bóc vỏ và nghiền mịn trong cối sứ. Cho 100 mg mẫu nghiền vào ống nghiệm 50 ml, bổ sung 4 ml Dimethylsulfoxide 90%. Trộn đều và ủ mẫu ở 850C trong 15 phút để hòa tan hết amylose, để nguội ở nhiệt độ phòng.
Chỉnh thể tích đến 10 ml bằng nước cất 2 lần. Hút 1 ml chuyển qua bình tam giác 250 ml. Bổ sung thêm 20 ml nước cất 2 lần và lắc đều bằng tay. Sau đó, bổ sung tiếp 5 ml dung dịch KI + I2 (0,0065 M KI/0,0025 M I2), lắc đều để phát triển màu trong 15 phút ở nhiệt độ phòng. Hút 1 ml đem đo ở bước sóng 600 nm. Mẫu trắng được tiến hành song song nhưng không có hòa tan mẫu.
- Đường chuẩn amylose được tiến hành như trên với các thang nồng độ 10%; 20%; 40%; 60%; 80%; 100%
- Hàm lượng amylose mẫu được tính theo đường chuẩn.
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác