Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 29)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.1.4.Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học

Trứng: Trong thời gian sinh sống, mỗi con rầy cái cánh ngắn đẻ 300 trứng, rầy cánh dài đẻ 100 trứng. Trên 1 ổ trứng, trứng nở rải rác trong cùng 1 ngày, tỉ lệ trứng nở trên 90%. Thời gian phát dục của trứng 6 - 7 ngày. Kích thước, số lượng và vị trí đẻ trứng phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và giống lúa (Dyck và ctc, 1979) [42].

Ấu trùng khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, càng lớn rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt. Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống thành trùng cánh ngắn nhưng cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của thành trùng cánh ngắn thì trong suốt với các gân màu đậm. Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi (lột xác bốn lần), các tuổi được phân biệt bởi sự biến thái bên ngoài và kích thước cơ thể.

Rầy nâu trưởng thành có hai dạng chính: dạng cánh dài và dạng cánh ngắn, và cả hai dạng đều có màu nâu đen hoặc màu nâu xám. Dạng cánh dài thân dài 3,5 - 4 mm, màu nâu tối, cánh dài hơn cơ thể, râu đầu hình lông cứng, đầu nhô ra trước. Con cái cơ thể lớn hơn 4,5 - 5 mm, màu sắc nhạt hơn con đực.

11

Rầy nâu dạng cánh ngắn, cánh không phủ kín bụng, cơ thể mập hơn dạng cánh dài, không có khả năng bay, con đực dài 2 - 2,5 mm, con cái 3,5 - 4 mm.

Nhiệt độ 20 - 300C, độ ẩm 80 - 90% là điều kiện cho rầy nâu phát triển, chúng thường phát sinh mạnh trên các giống nhiễm, rầy có thể phá hại gần như suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa, nhưng thức ăn thích hợp nhất là ở giai đoạn từ khi lúa trổ đến đến khi ngậm sữa. Lúc lúa chuyển sang giai đoạn chín rầy thường tập trung chích hút ở cuống bông. Khi dùng giống kháng rầy liên tục nhiều vụ, kỹ thuật canh tác không đảm bảo, rầy có khả năng hình thành biotype mới để gây hại giống kháng (Trần Đăng Hòa và ctv, 2009) [11].

Đầu vụ lúa, rầy nâu trưởng thành dạng cánh dài di chuyển từ các ký chủ phụ vào ruộng lúa chích hút thân lúa ở phần gốc lúa, sau 3 - 5 ngày thì đẻ trứng, sau 6 - 7 ngày thì trứng nở. Nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi (trời ấm áp, ẩm độ cao, thức ăn thích hợp và đầy đủ) thì rầy non phát triển thành dạng cánh ngắn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn dạng cánh dài, nhưng tỷ lệ rầy cái cao, số lượng trứng do rầy cái đẻ nhiều hơn có khả năng phát triển thành dịch. Ngược lại khi gặp điều kiện khó khăn rầy non phát triển thành dạng hình cánh dài để phát tán đi nơi khác. Trứng thường nở vào buổi chiều tỷ lệ nở cao có khi trên 90%. Rầy non nở ra ít di động, sống tập trung dưới gốc lúa. Nếu mật độ cao khi khóm lúa bị khua động rầy sẽ rơi xuống mặt nước như vãi cám (gọi là rầy cám). Rầy non và rầy trưởng thành dạng cánh ngắn thường di chuyển bằng cách bò ngang. Dạng cánh dài có khả năng bay và ưa ánh sáng đèn. Vòng đời của rầy 20 - 30 ngày. (Trần Đăng Hòa và ctv, 2009) [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 29)