Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu, tình hình sinh trưởng, phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 62 - 63)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.5.3.1. Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu, tình hình sinh trưởng, phát

triển và năng suất của các giống lúa có biểu hiện kháng rầy nâu trên đồng ruộng

- Tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng các giống lúa có biểu hiện kháng rầy từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sử dụng giống lúa HT1 làm đối chứng (giống trồng phổ biến tại Thừa Thiên Huế). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), 3 lần lặp lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 20m2.

- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Bón phân, chăm sóc áp dụng đồng đều và thích hợp theo quy trình kỹ thuật đang được áp dụng ở địa phương. Không sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh.

- Thời vụ gieo: vụ Đông Xuân 2010 - 2011 và vụ Hè Thu 2011.

- Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất phù sa cổ Hợp tác xã Hương An, thị xã Hương Trà và vùng đất cát ven biển Hợp tác xã Phú Đa 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Điều tra sâu hại: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01 - 38:2010/BNNPTNT) [19], điều tra 5 điểm ngẫu nhiên trên hai đường chéo của mỗi ô. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, có điều tra bổ sung trước và trong đỉnh cao đỉnh xuất hiện dịch hại.

+ Điều tra rầy nâu: Đếm số lượng rầy trên 10 dảnh ngẫu nhiên trong

khung 40 x 50cm, sau đó tính mật độ rầy/m2 bằng cách lấy số lượng rầy trung bình trên 1 dảnh x số dảnh/m2.

+ Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất: Theo Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01 - 55:2011/BNNPTNT) [20].

+ Các chỉ tiêu theo dõi: Sức sống của mạ (điểm 1, 5, 9); Độ dài giai đoạn trổ

(điểm 1, 5, 9); Độ thuần đồng ruộng (điểm 1, 3, 5); Độ thoát cổ bông (điểm 1, 5, 9); Độ cứng cây (điểm 1, 5, 9); Độ tàn lá (điểm 1, 5, 9); Thời gian sinh trưởng (ngày); Chiều cao cây (cm); Độ rụng hạt (điểm 1, 5, 9); Số bông hữu hiệu (bông); Số hạt trên bông (hạt); Tỷ lệ hạt chắc (%); Khối lượng 1000 hạt (gam); Năng suất lý thuyết (tạ/ha); Năng suất thực thu (tạ/ha).

45 Sơ đồ bố trí thí nghiệm B ảo vệ Bảo vệ B ả o v ệ HP28 HT1 HP05 HP07 RNT07 HP01 HP29 HP10 HP19 HP10 HP19 RNT07 HP01 HT1 HP05 HP07 HP28 HP29 HP05 HP29 HP07 HP28 HP19 RNT07 HP01 HP10 HT1 Bảo vệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 62 - 63)