Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 103 - 104)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và

tình hình rầy nâu của giống lúa HP28

Trong sản xuất lúa, áp dụng gieo sạ là tiến bộ kỹ thuật giúp giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư nhất là giống, rút ngắn được từ 7 - 10 ngày so với lúa cấy và tăng năng suất từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, gieo mạ và cấy là tập quán canh tác lâu đời của bà con nông dân các tỉnh phía Bắc cũng như ở Thừa Thiên Huế. Từ những năm 1980 tỉnh Thừa Thiên Huế đã thử nghiệm và phổ biến phương pháp gieo thẳng bằng tay, từ những kết quả thu được về năng suất và hiệu quả kinh tế đến nay phương pháp gieo thẳng ở toàn tỉnh đã đạt từ 90 - 95% diện tích. Việc áp dụng kỹ thuật gieo sạ thẳng đã góp phần giảm chi phí sản xuất như lượng giống, lượng phân bón cũng giảm đi rất nhiều, chủ yếu là phân đạm giảm từ 10 - 20%. Kỹ thuật gieo thẳng cũng góp phần rất lớn trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại, giảm nhiều chi phí trong công tác bảo vệ thực vật. Ngoài việc giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế thì phương pháp sạ lúa còn là tiền đề cho việc sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa như: sử dụng máy phun thuốc, sử dụng máy gặt đập liên hợp… từ đó góp phần cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Từ những kết quả ban đầu chúng tôi xác định được giống lúa HP28 có khả năng kháng rầy nâu, cho năng suất cao và phẩm chất tốt, tuy nhiên để đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần trong công tác phòng trừ rầy nâu thì việc xác định được mật độ gieo sạ thích hợp để từ đó xác định được lượng giống cần dùng trên đơn vị diện tích có hiệu quả, giảm chi phí về giống, hạn chế được sự đẻ nhánh vô hiệu của giống lúa là nhu cầu cần thiết để bổ sung hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa kháng rầy nâu.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, năng suất và khả năng kháng rầy nâu của giống lúa HP28 chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên hai loại đất chủ yếu ở Thừa Thiên Huế là đất phù sa cổ không được bồi đắp tại huyện Hương Trà và đất cát ven biển tại huyện Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và vụ Hè Thu 2012. Kết quả thu được như sau:

86

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 103 - 104)