Phương pháp xác định Biotype rầy nâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 60)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.5.1.3. Phương pháp xác định Biotype rầy nâu

Đánh giá độc tính của rầy nâu đối với các giống chuẩn kháng theo phương pháp trong ống nghiệm của Tanaka và Matsumura, (2000) [131] và trong khay mạ của IRRI. Quần thể rầy nâu được phân thành 2 nhóm: Có độc tính và không có độc tính. Tỷ lệ cá thể có độc tính trong một quần thể rầy nâu cho biết mức độ độc của quần thể đó. Phân biệt rầy nâu cái có độc tính hay không dựa vào tỷ lệ sống sót và phần bụng của rầy cái. Phần bụng của rầy cái có độc tính thì thường to, căng phồng sau vũ hóa, trong khi đó phần bụng của rầy cái không có độc tính thì nhỏ và ngày càng gầy. Một vài rầy cái có thể xuất hiện trung gian giữa bụng to và nhỏ. Tuy nhiên độc tính của rầy nâu cái bụng nhỏ và trung bình được xác định bằng tỷ lệ sống sót trong vòng 5 ngày.

41

Gieo các giống lúa chuẩn kháng trong khay mạ. Sử dụng lúa 4 - 6 tuần tuổi để làm thí nghiệm. Cho 3 cây lúa vào 1 cốc có nước và đặt các cốc đó vào lồng nuôi sâu. Cho 10 rầy cái mới vũ hóa đến 24 giờ tuổi có bụng nhỏ, gầy vào lồng. Quan sát rầy cái từ ngày thứ 2 đến thứ 5. Đếm và bắt các rầy cái có bụng to, căng phồng ra khỏi lồng. Rầy cái có bụng căng phồng và sống sót sau 5 ngày là rầy có độc tính. Sử dụng 100 rầy cái cho 1 giống thí nghiệm.

Ngoài ra, sử dụng phương pháp của IRRI để đánh giá phản ứng của quần thể rầy nâu đối với giống kháng chuẩn. Gieo các giống lúa trên khay. Khi cây mạ được 2 lá (khoảng 7 ngày tuổi) nhổ mạ khỏi khay, dùng giấy thấm quấn dưới gốc. Sau đó cho 1 cây mạ vào ống nghiệm để qua 1 đêm rồi thả 03 rầy non tuổi 2 trên 1 cây mạ, Đầu ống nghiệm được che kín bằng vải mỏng. Hàng ngày quan sát hiện trạng cây mạ và số lượng rầy sống sót. Biểu hiện tác hại của rầy trên cây mạ và được phân cấp theo IRRI (Bảng 2.2 và Bảng 2.3).

Bảng 2.2. Bảng phân cấp hại và triệu chứng cây mạ bị hại

Cấp hại Tỷ lệ chết của rầy và triệu chứng cây mạ 0 ≥ 70% rầy chết, cây mạ khỏe

1 ≤ 70% rầy chết, cây mạ khỏe

3 Cây mạ bị biến vàng bộ phận (≤ 50%)

5 Hầu hết các bộ phận của cây bị biến vàng (> 50%) 7 Cây mạ đang héo

9 Cây mạ chết

Bảng 2.3. Bảng phân cấp hại và mức độ kháng rầy nâu

Cấp hại Mức độ kháng Cấp 0 - cấp 3 Kháng (K) Cấp 3,1 - cấp 4,5 Kháng vừa (KV) Cấp 4,6 - cấp 5,5 Nhiễm vừa (NV) Cấp 5,6 - cấp 7,0 Nhiễm (N) Cấp 7,1 - 9,0 Nhiễm nặng (NN)

Biotype của các quần thể rầy nâu được xác định dựa vào mức độ kháng và mối quan hệ giữa giữa gen kháng và các loại biotype của Khush và Brar (1991) và Zhang (2007) [61], [92].

42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)