Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công
3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng
3.2.2. Nâng cấp cơ sở vật chất – kĩ thuật
Những hạn chế về cơ sở vật chất kĩ thuật có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các giao dịch kì hạn. trong tương lai, việc mở rộng các giao dịch kì hạn là điều cần thiết mang lại lợi nhuận chênh lệch cho công ty và nhằm tìm kiếm các nguồn vốn để đầu
hạn mới. việc mở rộng quy mô kinh doanh đòi hỏi công ty phải chuẩn bị và nâng cấp về cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt là hoàn thiện và hiện đại hoá, tự động hoá bằng công nghệ thông tin và công nghệ tin học, có như vậy mới có thể chuyên môn hoá được nghiệp vụ giao dịch kì hạn và đủ khả năng quản lý được các giao dịch với số lượng và khối lượng ngày càng lớn và thời gian hợp đồng ngày một linh hoạt hơn, việc quản lý sẽ phải chặt chẽ hơn đối với các hợp đồng qua đêm và các hợp đồng dài hạn. cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ, hiện đại còn giúp rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch, có thể quản lý tốt hơn các rủi ro trong giao dịch kì hạn chứng khoán, đặc biệt là các giao dịch kì hạn cổ phiếu.
3.2.3. Hoàn thiện quy trình giao dịch, tăng cường áp dụng các kĩ thuật trong giao dịch kì hạn trái phiếu :
- Hoàn thiện về quy trình giao dịch kì hạn
Các quy trình giao dịch được đề xuất nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho các giao dịch chứng khoán. với mục tiêu vừa áp dụng vừa rút ta kinh nghiệm để từ đó hoàn thiện quy trình cho phù hợp với hoạt động kinh doanh trong tình hình mới. tuy nhiên cần có một số điểm lưu ý khi thiết lập và hoàn thiện quy trình giao dịch trái phiếu như sau :
+ Xỏc định rừ mục tiờu của cỏc giao dịch kỡ hạn trỏi phiếu
+ Xác định tiêu chuẩn cho các loại trái phiếu trong các giao dịch kì hạn, kết hợp với các tổ chức lưu ký nhằm đảm bảo cho các trái phiếu giao dịch là không phải loại giả mạo và đảm bảo chất lượng giao dịch. số lượng các trái phiếu và cách thức giao dịch phải phù hợp nhằm đáp ứng với nhu cầu thanh toán qua hệ thống thanh toán và bù trừ hiện tại.
+ Cách thức xác định tỉ lệ tài sản đảm bảo và định giá các tài sản đảm bảo. giao dịch kì hạn chứng khoán thường được thoả thuận giữa các bên, tài sản đảm bảo nhằm mục đích đảm bảo cho các giao dịch trong trường hợp các bên mất khả năng thanh toán, các tài sản sẽ được giải toả nhằm bù đắp lại và trong trường hợp giá các chứng khoán dao động lớn gây mất an toàn trong các giao dịch.
+ Các cách thức định giá và quản lý các trái phiếu repo theo điều kiện thị trường, xỏc định rừ cỏc quyền đối với cỏc trỏi phiếu của cỏc bờn tham gia, thời gian thanh toán và các cách thức xử lý các trường hợp xảy ra.
+ Xác định mức lãi suất repo hợp lý đối với từng giao dịch, đảm bảo có được lợi nhuận tối ưu từ các hợp đồng repo.
+ Xây dựng một phương thức quản lý hiệu quả hơn đối với các giao dịch có thời hạn
ngắn và dài hạn.
- Áp dụng các kĩ thuật trong giao dịch kì hạn chứng khoán :
Mục đích chính của việc áp dụng các phương pháp kĩ thuật tính toán chính là tối đa hoá lợi nhuận từ hoạt động repo và để thực hiện chiến lược kinh doanh, quản lý danh mục các hợp đồng repo trái phiếu. các hợp đồng repo đều có các kì hạn linh hoạt phù hợp với nhu cầu của mỗi bên, như vậy nảy sinh ra các vấn đề khi giao dịch tất cả các loại hợp đồng mà khi áp dụng phải được tính toán từ trước. dưới đây là một vài vấn đề và phương thức tính toán
+ Vấn đề lợi nhuận chênh lệch giữa các hợp đồng và các cơ hội đầu tư : các hợp đồng repo trái phiếu khi đã kí kết đều mang lại một khoản lợi nhuận và cũng phải chịu một mức phí.
- Công ty mất phí khi :
Công ty khi kí kết hợp đồng repo với các công ty chứng khoán hay các ngân hàng thì công ty phải trả một mức phí cho các giao dịch repo hay là lãi suất repo Công ty thực hiện đầu tư vào các cơ hội đầu tư khác như mua tín phiếu kho bạc chẳng hạn.
- Công ty nhận được lợi nhuận khi :
Công ty cũng nhận được lãi suất repo với tư cách là bên mua trái phiếu,
lợi nhuận chênh lệch giữa lợi nhuận thu về từ cơ hội đầu tư mới và lãi suất repo phải trả.
Lợi nhuận chênh lệch giữa hợp đồng repo và rerepo
Các khoản lợi nhuận này thu về được từ các giao dịch kì hạn trái phiếu như khoản lãi phạt hay lãi suất coupon.
Như vậy lợi nhuận và chi phí cho hoạt động repo trái phiếu cần phải được tính toán tổng hợp, được xác đinh từ đầu khi hoạch định các chiến lược kinh doanh và được xác định tổng quát trong quy trình giao dịch kì hạn.
+ Vấn đề xác định biên độ dao động giá các chứng khoán cơ sở : do các giao dịch kì hạn thường diễn ra trong một thời gian nên việc xác định biên độ nhằm tránh những rủi ro về thị trường gây thiệt hại cho mỗi bên, phương pháp này áp dụng nhiều cho các giao dịch repo cổ phiếu và tỏ ra hữu hiệu trong việc quản lý rủi ro khi thực hiện hoạt động repo. trên thế giới có hai phương pháp xác định biên độ dao động giá
Biên độ dao động theo tiêu chuẩn thị trường được xác định như sau:
Trước hết phải xác định lại giá trị khối lượng các trái phiếu giao dịch TRA = (NV/100)*(P + AC)
Trong đó TRA là khối lượng giao dịch được điều chỉnh lại, NV là giá trị danh nghĩa của các trái phiếu được giao dịch, P là giá trị thị trường hiện hành của các trái phiếu, AC là lãi suât coupon trả cho các trái phiếu. trường hợp các trái phiếu được điều chỉnh theo lạm phát thì công thức trên sẽ được nhân với chỉ số lạm phát
Công thức tính biên độ dao động theo tiêu chuẩn thị trường như sau:
MTMM = (TRA – khối lượng giao dịch ban đầu – thu nhập trong các hợp đồng repo)*±1.9
Việc xác định biên độ dao động giá thực phụ thuộc vào tiêu chuẩn của một số nước đề ra về danh mục chứng khoán, nhân tố điều chỉnh từng danh mục và đối với từng kì hạn của chứng khoán. việc áp dụng là khó nếu không có các tiêu chuẩn đó.
tuy nhiên, để phát triển hoạt động giao dịch kì hạn thì đây cũng là điều kiện cần phải xác định ngay từ đầu để làm giảm thiểu các rủi ro đối với hợp đồng repo.
tuy nhiên để áp dụng được các phương pháp một cách hiệu quả thì người thực hiện còn phải có kinh nghiệm và có khả năng phân tích, dự báo thị trường.
+ Vấn đề xác định vòng quay của các trái phiếu repo : đây cũng là một kĩ thuật trong giao dịch repo nhằm đảm bảo một lợi nhuận tối ưu. do các hợp đồng repo là công cụ trên thị trường tiền tệ, có các kì hạn khác nhau và ở công ty chứng khoán công thương, có các kì hạn từ 1 tuần đến 1 năm, dẫn tới việc liên tục trong một năm có các hợp đồng đáo hạn, như vậy nảy sinh ra vấn đề là :
- Các trái phiếu sẽ được repo lại mấy lần trong một năm, ví dụ loại trái phiếu được sử dụng trong các giao dịch repo 1 tuần sẽ được repo lại mấy lần để đảm bảo lợi nhuận là tối ưu nhất và sử dụng triệt để các trái phiếu một cách hiệu quả nhất.
- Làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của công ty trong mỗi giai đoạn. công ty chứng khoán công thương phải đáp ứng nghĩa vụ mua lại các trái phiếu, vì vậy cần phải nghiên cứu các cơ hội đầu tư sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản khi cần thiết.
9 Người nắm giữ hợp đồng repo nhân với 1, còn người nắm giữ rerepo là -1 ( Nguồn : margining methodology on bonds cash and repo transactions clearnet by clearnet – 2002)
Như vậy việc nghiên cứu và áp dụng số vòng quay các trái phiếu repo cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy hoạt động repo trái phiếu phát triển.
3.2.4.Tìm kiếm nguồn vốn cho các giao dịch repo:
Để thực hiện được các giao dịch repo thì công ty phải có nguồn vốn lớn, thông thường có thể là vốn bằng tiền mặt và các chứng khoán khác như các trái phiếu của ngân hàng hay loại trái phiếu chính phủ có kì hạn khác. do đó cần phải tăng cường huy động nguồn vốn dùng để đáp ứng các vấn đề sau:
- Phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu : lượng vốn đủ làm tăng khả năng thanh khoản của công ty. trong trường hợp công ty là người mua các trái phiếu của các đối tác khác, lượng vốn phải đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhất là trong trường hợp các giao dịch repo có thời hạn dài thường có khối lượng lớn hoặc trong trường hợp khách hàng vay với khoảng thời gian ngắn như vay qua đêm.
- Dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty: trong trường hợp công ty là người bán các trái phiếu hay người đi vay tiền thì nguồn vốn dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi khách hàng muốn đáo hạn trước hợp đồng hoặc đến kì đáo hạn của hợp đồng. nguồn vốn đủ lớn giúp cho công ty không lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Dùng để làm tài sản bảo đảm : trừ một số trường hợp công ty và đối tác có uy tín và thứ hạng tín dụng cao thì hầu hết các hợp đồng repo đều phải có một tỉ lệ tài sản đảm bảo nhất định, điều kiện này để áp dụng cho các hợp đồng repo có lượng vốn lớn, thời hạn dài hay các đối tác có thứ hạng tín dụng thấp và các hợp đồng repo qua đêm, trong trường hợp mất khả năng thanh toán, đối tác hoàn toàn có thể bán các tài sản đảm bảo đi để bù lại. thông thường các tài sản đảm bảo thường là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, các trái phiếu ngân hàng và của các công ty có uy tín. do đó vấn đề đặt ra là công ty phải huy động một lượng vốn gồm tiền và chứng khoán và xác định mức dự trữ phù hợp để thực hiện các giao dịch lớn.
3.2.5. Tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực :
- Nguồn nhân lực là điều kiện quyết định sự thành công của mỗi dự án hay chiến lược kinh doanh. bất kì một ngành nghề kinh doanh nào cũng cần phải có đội ngũ nhân lực có đủ trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm. vì vậy trong các chiến lược
- Các giao dịch repo thường được thực hiện rất phức tạp ngay từ lúc thoả thuận cho tới khi đáo hạn hợp đồng. hiện tại công ty mới triển khai hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu, đội ngũ nhân lực cho hoạt động giao dịch kì hạn còn thiếu cả về số lượng và kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn còn hạn chế. do đó để phát triển được nghiệp vụ này cần phải tăng cường đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực. các chuyên viên giao dịch kì hạn sẽ được chuyên môn hoá và thực hiện được các nhiệm vụ sau : + Tìm kiếm các khách hàng, đánh giá và quản lý về khách hàng của các giao dịch repo: trong hoạt động này đội ngũ nhân viên cần phải biết giao tiếp, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, được đào tạo về đánh giá năng lực của các khách hàng và phải biết tạo các mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng.
+ Thực hiện các giao dịch repo, quản lý các giao dịch repo, bao gồm cả quản lý các rủi ro trong hoạt động giao dịch kì hạn, quản lý việc thực hiện các giao dịch, quản lý các tài sản đảm bảo.
+ Nghiên cứu, triển khai và áp dụng các phương pháp tính toán lợi nhuận tối ưu, biên độ dao động giá, vòng quay của các trái phiếu, các phương pháp sử dụng nguồn vốn tối ưu, các phương pháp định giá chứng khoán. nghiệp vụ này đòi hỏi về trình độ, kinh nghiệm và khả năng áp dụng các kĩ thuật vào thực tiễn của nhân viên.
+ Hạch toán các giao dịch repo : giao dịch repo càng phức tạp nều được thực hiện với số lượng lớn các hợp đồng và có sự tham gia của một bên thứ ba, do đó cần phải chuyên môn hoá việc hạch toán các giao dịch, đảm bảo cho việc quản lý dễ dàng các giao dịch này.
+ Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm giao dịch kì hạn mới 3.2.6.Phát triển các sản phẩm giao dịch kì hạn mới :
Các sản phẩm giao dịch repo có kì hạn khác nhau được áp dụng sẽ thúc đẩy hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu phát triển đồng thời đa dạng hoá được rủi ro. việc phát triển thêm các nghiệp vụ khác làm hoàn thiện thêm về quy trình giao dịch cũng như đa dạng được các sản phẩm. các sản phẩm mới mà công ty có thể áp dụng trong tương lai như:
+ Hợp đồng repo trái phiếu qua đêm : việc áp dụng cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của chính công ty và các đối tác và cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán, nhất là sự phát triển của trung tâm lưu ký, ngân hàng thanh toán và các cơ quan quản lý hoạt động cho vay chứng khoán. tuy nhiên, hoàn toàn có thể áp dụng trong điều kiện cho phép, các hợp đồng repo qua đêm làm tăng tính thanh khoản của các trái phiếu và thường có lợi nhuận cao so với các hợp đồng ngắn hạn khác, số