Khái quát tình hình giáo dục huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 53 - 82)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục huyện Hoài

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Nhân dân Hoài Ân vốn có truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo. Mặc dù đời sống kinh tế còn gặp khó khăn, nhƣng vẫn tích cực đóng góp tiền của, công sức để tham gia phát triển GD&ĐT của huyện nhà.

Giáo dục Mầm non: Toàn huyện có 15 trường mầm non với 4155 học sinh, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học: có 14 trường tiểu học, số điểm trường lẻ: 28. Số lớp 268; Số học sinh 7231; HSDT 396, tỉ lệ 5,5%, nữ 216, tỉ lệ 54,5%. Duy trì sĩ số 100%. Đã huy động 100% số HS 6 tuổi ra lớp; không có HS tiểu học bỏ học. HS dân tộc bỏ học: 0. Tổng số HS học hòa nhập: 45, trong đó không đánh giá: 0

Giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở: có 12 trường Trung học cơ sở với 154 lớp và 5915 HS. Huy động 100% số HS hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Hoài Ân đã quan tâm tích cực đến hoạt động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tính đến năm 2020 có 34 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non: 13 trường; Tiểu học: 10 trường; Trung học cơ sở: 11 trường. (Nguồn: Phòng GD &ĐT huyện Hoài Ân)

2.1.2.2. Tình hình chung về giáo dục tiểu học huyện Hoài Ân

Về quy mô phát triển: Toàn huyện có 14 trường tiểu học công lập đóng trên địa bàn 14 xã, thị trấn. Các số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1. Quy mô các trường tiểu học năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021

Năm học Số trường

Số trường đạt chuẩn quốc gia

Số lớp Số HS HS/lớp

2018 - 2019 19 19 272 7225 26,6

2019 - 2020 14 9 274 7315 26,7

2020 - 2021 14 10 268 7231 27,0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân) Bảng 2.1 so sánh quy mô giáo dục tiểu học từ năm 2018-2019 cho thấy, 3 năm qua, số lớp tiểu học hằng năm có quy mô giảm và tỷ lệ HS/lớp tăng. Số trường đạt chuẩn quốc gia chưa đạt 100% (năm 2019 nhập 2 trường tiểu học trên 1 địa bàn xã), từ năm học 2019-2020 giảm 5 trường, thể hiện sự quan tâm, đầu tƣ của các cấp có thẩm quyền và là điều kiện thuận lợi cho giáo dục tiểu học huyện nhà ngày một phát triển.

Về cơ sở vật chất các trường tiểu học:

Bảng 2.2. Thống kê phòng học các trường tiểu học huyện Hoài Ân

Năm học Số lớp

Tổng số phòng học

Tổng số Kiên cố Phòng học 2 buổi (sáng và chiều)

2018 -2019 272 265 194 132

2019 -2020 274 271 200 108

2020 - 2021 268 257 213 190

(Nguồn: Phòng GD &ĐT huyện Hoài Ân) Số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho thấy: Đến năm học 2020-2021, 100%

các trường tiểu học trong huyện có đủ phòng học. Số phòng học đạt chuẩn:

100%. Số phòng học cho HS học 2 buổi/ngày: 190 = 73,9 %.

Về chất lƣợng giáo dục tiểu học từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021:

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá năng lực HS

Năm học

TS HS đƣợc ĐG

Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự học và giải quyết vấn đề

Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

2018-

2019 7225 5178 71,6 2013 27,9 5183 71,7 2007 27,8 5121 70,8 2067 28,6 2019-

2020 7315 5212 71,3 2103 28,7 5197 71,0 2118 29,0 5114 69,9 2201 30,1

Năm học 2020-2021: Tổng số học sinh: 7231 Lớp 1

- Đánh giá kết quả giáo dục lớp 1:

Mức đánh giá Số lƣợng TL (%) Ghi chú

Hoàn thành xuất sắc 617 44.4

Hoàn thành tốt 289 20.8

Hoàn thành 443 31.9

Chƣa hoàn thành 40 2.9

- Kết quả từng năng lực cốt lừi:

Nội dung TSHS Tốt Đạt CCG

SL % SL % SL % I. Năng lực cốt lừi

1. Năng lực chung

Tự chủ và tự học 1389 944 68.0 425 30.6 20 1.4 Giao tiếp và hợp tác 1389 947 68.2 423 30.4 19 1.4 Giải quyết vấn đề và sáng tạo 1389 945 68.0 425 30.6 19 1.4 2. Năng lực đặc thù

Ngôn ngữ 1389 955 68.7 411 29.6 23 1.7

Tính toán 1389 957 68.9 410 29.5 22 1.6

Khoa học 1389 955 68.7 412 29.7 22 1.6

Thẩm mĩ 1389 950 68.4 421 30.3 18 1.3

Thể chất 1389 959 69.0 413 29.7 17 1.2

Lớp 2, 3, 4 và 5

- Kết quả từng năng lực:

Nội dung TSHS Tốt Đạt CCG

SL % SL % SL %

I. Năng lực

Tự phục vụ tự quản 5842 4158 71.

2 1679 28.7 5 0.1

Hợp tác 5842 4125 70.

6 1712 29.3 5 0.1 Tự học và giải quyết vấn đề 5842 4082 69.

9 1753 30.0 7 0.1

Bảng 2.4a. Kết quả đánh giá phẩm chất HS

Năm học

TS HS đƣợc ĐG

Chăm học, chăm làm Tự tin, trách nhiệm

Tốt Đạt Tốt Đạt

SL % SL % SL % SL %

2018-

2019 7225 5440 75,3 1780 24,6 5463 75,6 1758 24,3 2019-

2020 7315 5463 74,7 1852 25,3 5393 73,7 1922 26,3 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân) Bảng 2.4b. Kết quả đánh giá phẩm chất HS

Năm học

TS HS đƣợc ĐG

Trung thực, kỷ luật Đoàn kết, yêu thương

Tốt Đạt Tốt Đạt

SL % SL % SL % SL %

2018-

2019 7225 5589 77,3 1634 22,6 5687 78,7 1536 21,2 2019-

2020 7315 5617 76,8 1698 23,2 5722 78,2 1593 21,8 - Kết quả từng phẩm chất chủ yếu của lớp 1:

Nội dung TSHS Tốt Đạt CCG

SL % SL % SL %

Phẩm chất chủ yếu

Yêu nước 1389 1032 74.3 351 25.3 6 0.4

Nhân ái 1389 1026 73.9 357 25.7 6 0.4

Chăm chỉ 1389 988 71.1 394 28.4 7 0.5

Trung thực 1389 1012 72.9 371 26.7 6 0.4

Trách nhiệm 1389 988 71.1 395 28.4 6 0.4

- Kết quả từng phẩm chất lớp 2, 3, 4 và 5:

Nội dung TSHS Tốt Đạt CCG

SL % SL % SL %

Phẩm chất

Chăm học chăm làm 5842 4278 73.2 1564 26.8 0 0.0 Tự tin trách nhiệm 5842 4301 73.6 1541 26.4 0 0.0 Trung thực kỷ luật 5842 4386 75.1 1456 24.9 0 0.0 Đoàn kết yêu thương 5842 4489 76.8 1353 23.2 0 0.0 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân)

Số liệu thống kê ở các bảng 2.3, 2.4a và 2.4b cho thấy: hoạt động giáo dục năng lực, phẩm chất cho HS tiểu học ở huyện Hoài Ân luôn đƣợc các CBQL giáo dục và GV quan tâm. Tỷ lệ HS đƣợc đánh giá loại Tốt và Đạt khá cao, chiếm tỷ lệ 99,9% .

Bảng 2.5. Đánh giá, xếp loại HS tiểu học môn Tiếng Việt

Năm học

TS HS đƣợc ĐG

Hoàn thành

tốt Hoàn thành Chƣa hoàn

thành

SL % SL % SL %

2018-2019 7225 4408 61,0 2752 38,1 65 0,9 2019-2020 7315 4441 60,7 2810 38,4 64 0,9 2020-2021 7231 4651 64,3 2527 35,0 53 0,7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân)

Bảng 2.6. Đánh giá, xếp loại HS tiểu học môn Toán

Năm học

TS HS đƣợc ĐG

Hoàn thành

tốt Hoàn thành Chƣa hoàn

thành

SL % SL % SL %

2018-2019 7225 4760 65,9 2432 33,7 33 0,4 2019-2020 7315 4855 66,4 2428 33,2 32 0,4 2020-2021 7231 4866 67,3 2337 32,4 28 0,3

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân)

Số liệu thống kê ở các bảng 2.5 và 2.6 cho thấy: Tỷ lệ HS đƣợc đánh giá, xếp loại các môn học Tiếng Việt, Toán vào loại Hoàn thành tốt, Hoàn thành cũng ổn định theo từng năm học. Điều này có thể khẳng định chất lượng giáo dục của các trường tiểu học huyện Hoài Ân luôn được giữ vững và từng bước phát triển một cách vững chắc.

Về hoạt động phổ cập giáo dục tiểu học: Huyện Hoài Ân đã đƣợc UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Về chất lượng giáo dục đại trà: Các trường tiểu học trong huyện Hoài Ân có những bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng giáo dục HS. Tỷ lệ HS đƣợc đánh giá, xếp loại Chƣa hoàn thành hoặc Cần cố gắng rất thấp, chiếm tỷ lệ qua các năm khoảng 0,3%.

Về chất lƣợng giáo dục mũi nhọn: Huyện Hoài Ân luôn là một trong những huyện có số lƣợng HS tham gia nhiều phong trào do Sở GD&ĐT Bình Định tổ chức, đặc biệt là Hội thi viết chữ đẹp. Trong năm học 2018-2019, Hội thi viết chữ đẹp GV và HS cấp tỉnh đã đạt 10 học sinh và 4 giáo viên, xếp giải nhất toàn đoàn. Năm học 2020-2021, tham gia Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh: Có 03/06 giáo viên đạt giải (01 giải Nhì và 02 giải Khuyến khích). Thi viết Sáng kiến đạt 1 giải cấp tỉnh.

Về đội ngũ GV: Đội ngũ GV tiểu học huyện Hoài Ân tương đối đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, số giáo viên đạt chuẩn Đại học 299, tỉ lệ: 76,3%. Số chƣa đạt chuẩn Đại học: 93, tỉ lệ 23,7%. Số lƣợng GV có thâm niên từ 5 năm trở lên đông, phần lớn có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tốt; đây là lực lượng quan trọng trong hoạt động dạy học ở các nhà trường. Đội ngũ GV trẻ tuy chƣa có bề dày kinh nghiệm song rất dễ thích ứng và tiếp cận nhanh với phương pháp mới, phương pháp hiện đại.

Năm học 2021-2022, huyện Hoài Ân có 14 trường tiểu học với 26 Cán bộ quản lý và 392 GV. Trong đó có: 14 Hiệu trưởng; 12 Phó Hiệu trưởng; 307 GV tiểu học, trong đó có 23 GV Thể dục, 17 GV Âm nhạc, 15 GV Mỹ thuật,

10 GV Tin học, 18 GV Tiếng Anh. Tỷ lệ GV/lớp trung bình là: 1,46%. Nhƣ vậy so với định mức tối đa GV trong các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày đã đƣợc quy định tại Thông tƣ 16/2017/TT-BGD&ĐT thì còn thiếu (tỷ lệ theo quy định là 1,5 GV/lớp). Đội ngũ GV tiểu học huyện Hoài Ân nhiều năm đƣợc đánh giá cao về ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn. Tỷ lệ GV trẻ tuổi chiếm khá lớn (từ 45 tuổi trở xuống chiếm 66,1%). Trong số 307 GV tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Ân, số GV đạt chuẩn Đại học 299, tỉ lệ: 76,3%.

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân).

2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của HS trường tiểu học huyện Hoài Ân theo định hướng PTNL, chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với 176 CBQL và GV của 6 trường thuộc Phòng GD&ĐT huyện, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện mục tiêu kiểm tra, đánh giá đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL

TT Mục tiêu đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % S

L % S

L %

1

Đạt mục tiêu giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm.

14 8,0 162 92,0 0 0 0 0

2 Đạt mục tiêu giúp HS có

khả năng tự đánh giá, tham 16 9,1 160 90,9 0 0 0 0

TT Mục tiêu đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % S

L % S

L % gia đánh giá; tự học, tự điều

chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác.

3

Đạt mục tiêu giúp CBQL giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới PPDH, phương pháp đánh giá.

21 11,9 155 88,1 0 0 0 0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy việc thực hiện mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện chưa tốt. Kết quả điều tra đối với CBQL và GV của nhà trường cho thấy, đa số chọn mức Khá (88,1% – 92,0%), một số ít chọn mức Tốt (8,0% - 11,9%), mức Trung bình và Yếu là 0%. Trong đó, việc thực hiện mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của HS là có ý nghĩa trước hết đối với CBQL (11,9%

Tốt, 88,1% Khá), rồi đối với GV (8,0% Tốt, 92,0% Khá) và sau đó đối với HS (9,1% Tốt, 90,9% Khá).

Thực hiện phỏng vấn một số CBQL, GV và HS về thực hiện mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL, chúng tôi nhận thấy:

nhận thức về vấn đề này của đa số CBQL và GV trong nhà trường vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số CBQL và GV cho rằng: “Việc xác định mục tiêu trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL chưa thực sự tốt. Mới chỉ chú trọng mục tiêu giúp CBQL giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục và dạy học mà ít chú ý tới việc giúp HS có năng lực tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học;

giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ”. Điều này cho thấy, vẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của HS vì sự tiến bộ của chính HS.

2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % 1 Đánh giá quá trình học tập,

sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

95 54,0 67 38,1 14 7,9 0 0 2 Đánh giá sự hình thành và

phát triển một số năng lực của HS

72 40,9 86 48,9 18 10,2 0 0 3 Đánh giá sự hình thành và

phát triển một số phẩm chất của HS

79 44,9 81 46,0 16 9,1 0 0

Kết quả thống kê ở bảng 2.8 cho thấy: thực trạng ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Ân đã thực hiện khá tốt nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL. Kết quả điều tra đối với CBQL và GV tập trung vào các mức độ thực hiện Tốt và Khá (89,8% trở lên); một số đánh giá ở mức độ Trung bình nhưng tỷ lệ chỉ dưới 10,2%. Qua số liệu trên có thể rút ra nhận xét: nhà trường đã có sự quan tâm, chú ý thực hiện nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL. Tuy nhiên, giữa các khía cạnh nội dung đánh giá cũng có sự khác nhau, đặc biệt là khía cạnh nội dung đánh giá về quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đƣợc đánh giá đạt tỷ lệ 92,1% mức độ thực hiện Tốt và Khá.

Qua phỏng vấn, một số GV cho biết họ còn ít nhiều lúng túng khi thực hiện nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL. Đơn

cử như cô giáo N.T.Q (GV Chủ nhiệm lớp 4A1 - Trường Tiểu học Ân Tường Tây) cho biết: “GV còn lúng túng khi thực hiện nội dung đánh giá sự hình thành và PTNL và phẩm chất HS, bởi vì đây là những quy định mới của Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học”. Đây là vấn đề cần lưu ý trong quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học trên địa bàn huyện.

2.2.3. Thực trạng thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL

T

T Phương pháp đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % S

L % S

L % 1 Thực hiện phương pháp

dùng lời để nhận xét HS 93 52,8 74 42,1 9 5,1 0 0 2 Dùng phương pháp giấy

bút để tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS

98 55,7 67 38,1 11 6,2 0 0 3 Tiến hành phương pháp

kiểm tra thực hành 58 33,0 100 56,8 18 10,2 0 0 Kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy, thực trạng ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã thực hiện khá tốt phương pháp KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL. Chủ yếu các ý kiến đánh giá của CBQL và GV tập trung ở mức thực hiện Khá và Tốt, chiếm tỷ lệ ≥ 89,8%. Còn một số ít ý kiến đánh giá ở mức độ thực hiện Trung bình, tỷ lệ ≤ 10,2%. Qua đó có thể nhận xét: Nhà trường và GV đã thực sự quan tâm nhiều tới việc sử dụng các phương pháp nhằm KT, ĐG kết quả học tập của HS theo hướng PTNL. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp đánh giá này cũng có sự khác nhau. Tỷ lệ đánh giá thực hiện các phương pháp đánh giá ở mức độ Tốt từ cao xuống

thấp theo thứ tự là: phương pháp dùng giấy bút (55,7%), phương pháp dùng lời nhận xét (52,8%) và phương pháp kiểm tra thực hành (33,0%).

Để giải thích về thực trạng thực hiện phương pháp KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV và HS ở các trường. Qua phỏng vấn, số đông GV và HS cho rằng: phương pháp dùng lời và phương pháp dùng giấy bút để tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS là những phương pháp đánh giá quen thuộc, dễ thực hiện. Đánh giá kết quả học tập của HS bằng phương pháp kiểm tra thực hành là khá hữu hiệu khi kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn học tập và cuộc sống của HS. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà trường còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm nên việc áp dụng phương pháp này cũng gặp một số khó khăn nhất định.

2.2.4. Thực trạng thực hiện hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL

TT Hình thức đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % 1 GV thực hiện đánh giá

thường xuyên bằng nhận xét

100 56,8 58 33,0 18 10,2 0 0 2 Đánh giá định kỳ đối với

các môn học trong chương trình tiểu học và năng lực, phẩm chất

97 55,1 58 33,0 21 11,9 0 0

3 Đánh giá bài kiểm tra định kỳ các môn học theo quy định

102 58,0 60 34,1 14 7,9 0 0

Kết quả thống kê ở bảng 2.10 cho thấy, thực trạng ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã thực hiện khá tốt hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL. Chủ yếu các ý kiến đánh giá của CBQL và GV tập trung ở mức thực hiện Khá và Tốt, chiếm tỷ lệ ≥ 88,1%. Còn một số ít ý kiến đánh giá ở mức độ thực hiện Trung bình, tỷ lệ ≤ 7,9%. Qua đó có thể nhận xét: nhà trường và GV đã thực hiện khá tốt các hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS theo quy định. Tuy nhiên, trong các hình thức đánh giá thì hình thức đánh giá định kỳ đối với các môn học, năng lực và phẩm chất đƣợc đánh giá ở các mức độ có tỷ lệ thấp hơn ít nhiều so với các hình thức đánh giá khác; cụ thể các mức độ đánh giá Tốt, Khá và Trung bình đối với hình thức đánh giá này chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 55,1%, 33,0% và 11,9%.

Để tìm hiểu điều này chúng tôi thực hiện phỏng vấn một số phụ huynh HS, HS, GV và CBQL ở các trường thì được biết thêm là: Khi thực hiện hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS này, các trường tiểu học gặp một số khó khăn nhất định; cụ thể đó là khó khăn trong việc lƣợng hóa các năng lực, phẩm chất và định lƣợng kết quả học tập các môn học.

Tóm lại, kết quả khảo sát thực trạng hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL lực ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cho thấy hoạt động này vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, cần thiết phải tìm biện pháp khắc phục trong quá trình quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS về phẩm chất và năng lực, nhất là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và cuộc sống.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 53 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)