Lý luận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 44 - 49)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,

1.4. Lý luận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

Dựa trên những đặc trƣng cơ bản của hoạt động quản lý nói chung, có thể khái quát: Quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của Hiệu trưởng trường tiểu học đối với hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS nhằm đưa hoạt động kiểm tra, đánh giá được diễn ra theo đúng các quy định, đồng thời phát huy hết vai trò của đánh giá trong quá trình dạy học, góp phần đưa hoạt động dạy học - giáo dục đạt đến các mục tiêu là hình thành năng lực cho HS tiểu học.

1.4.1. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh

Lập kế hoạch là một trong những chức năng của quản lý. Để lập kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS trong mỗi nhà trường, người Hiệu trưởng ngoài việc thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, còn phải tuân thủ các văn bản nhà nước có liên quan để làm căn cứ pháp lý. Đặc biệt là Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016, Thông tƣ 27/2020-TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020 về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học, .

Trong hoạt động xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS, phải chú ý đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: Đảm bảo mục tiêu chung của

giáo dục tiểu học; phù hợp với nhiệm vụ dạy học; phù hợp với kế hoạch dạy học của nhà trường; phù hợp với năng lực của đội ngũ GV và HS; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường; phù hợp với kinh phí cho hoạt động KT, ĐG .

Xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS bao gồm các công việc sau đây:

- Nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế của hoạt động KT, ĐG trong dạy học của nhà trường; phân tích bối cảnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đỏnh giỏ của nhà trường, qua đú CBQL nhằm xỏc định rừ điểm mạnh, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung và KT, ĐG kết quả học tập của HS nói riêng của nhà trường theo quy định.

- Xác định đúng mục tiêu của KT, ĐG kết quả học tập của HS: giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập của mình, trên cơ sở đó biết đƣợc cần bổ khuyết những gì, tạo điều kiện thuận lợi cho HS PTNL tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế.

Các mục tiêu đề ra phải có tính khả thi; điều đó sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp thực hiện phù hợp.

- Xác định các nội dung của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Xác định nhiệm vụ hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS: Ai là người trực tiếp thực hiện hoạt động? ai là người có trách nhiệm hỗ trợ, liên quan đến hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Xác định thời gian tiến hành, địa điểm tiến hành, và trình tự thực hiện các hoạt động KT, ĐG.

- Dự trù các chi phí phục vụ trong kế hoạch của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Xác định các biện pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu KT, ĐG .

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Sau khi đã lập kế hoạch, người CBQL trong mỗi nhà trường tiểu học cần phải chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. Muốn vậy, người CBQL phải biết sử dụng các nguồn lực của nhà trường để thực hiện kế hoạch KT, ĐG. Trong quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học, tổ chức thực hiện kế hoạch KT, ĐG là khâu tiếp nhận (nếu có), sắp xếp, phân bổ các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), nhằm đạt tới mục tiêu của KT, ĐG nói riêng và mục tiêu dạy học nói chung. Cụ thể bao gồm các công việc sau:

- Tiếp nhận các nguồn lực phục vụ hoạt động KT, ĐG kết quả HS nhƣ:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ KT, ĐG; kinh phí do ngân sách cấp để thực hiện KT, ĐG...

- Phổ biến kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS (kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối năm) đến toàn thể đội ngũ cán bộ, GV trong trường biết và thực hiện.

- Tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn các vấn đề mới, kỹ thuật nghiệp vụ về KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Sắp xếp, phân công GV thực hiện các hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Phân công công việc cho các tổ chuyên môn khác có liên quan trong hoạt động tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Phân bổ kinh phí cho từng khâu, từng hoạt động, từng nội dung của các hoạt động kiểm tra, đánh giá.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Sau khi đã lập kế hoạch, cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân lực đã đƣợc lựa chọn, người CBQL trong trường tiểu học phải chỉ đạo, chỉ huy, dẫn dắt tổ

chức thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch KT, ĐG trong nhà trường nói chung là một hoạt động được những CBQL thực hiện thường xuyên, liên tục và diễn ra trong suốt năm học. Chính vì vậy đối với mỗi CBQL, hoạt động chỉ đạo KT, ĐG kết quả học tập của HS không tách rời với chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Quá trình chỉ đạo thực hiện đòi hỏi người CBQL phải chỉ đạo liên kết, liên hệ với các thành viên trong tổ chức để động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ đƣợc giao nhằm đạt đƣợc mục tiêu đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL. Chỉ đạo thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS bao gồm:

- Hướng dẫn thực hiện KT, ĐG kết quả học tập của HS theo quy định mới.

- Chỉ đạo, ra các quyết định làm cho hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS trong nhà trường diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu mong muốn.

- Kiểm tra, đôn đốc, động viên, khích lệ các cán bộ, GV khi họ gặp khó khăn, hoặc khi cần thiết để hoạt động KT, ĐG đƣợc diễn ra theo đúng tiến độ, nếu cần thì phải có sự khen thưởng kịp thời để khuyến khích cán bộ, GV.

- Theo dừi, giỏm sỏt, điều chỉnh sửa chữa với tư cỏch là người hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm tra.

- Chỉ đạo, giám sát khâu lập kế hoạch, soạn thảo nội dung, tiến hành, chấm và trả bài kiểm tra của GV.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn biên soạn đề kiểm tra theo các chương, học kỳ và cuối năm học đảm bảo yêu cầu theo quy định của ngành. Đồng thời chỉ đạo GV tự xây dựng và biên soạn đề cho từng nội dung, từng môn học đáp ứng các yêu cầu.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin về tiến trình, tiến độ thực hiện các hoạt động KT, ĐG của GV và các nhà trường lên các phương tiện truyền thông của trường và của Phòng GD&ĐT.

1.4.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng quản lý, thông qua đó người CBQL theo dừi, giỏm sỏt cỏc thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết. Nếu có sự không tương thích thì người CBQL phải quyết định thực hiện việc điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Hiệu trưởng với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường tiểu học phải thường xuyên kiểm tra hoạt động tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của HS để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung của GV dựa trên cơ sở đối chiếu với những quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp KT, ĐG kết quả học tập của HS. Hoạt động kiểm tra hoạt động đánh giá của Hiệu trưởng bao gồm các nội dung:

- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá GV trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Kiểm tra việc lập kế hoạch KT, ĐG chi tiết của GV.

- Kiểm tra quy trình tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của HS của GV.

- Kiểm tra hoạt động chấm, trả bài và ghi điểm của GV.

- Kiểm tra hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS bằng nhận xét của GV.

- Kiểm tra chất lƣợng của hoạt động kiểm tra của GV.

- Xem xét đối chiếu hoạt động của GV với tiêu chuẩn, mục tiêu chung của kiểm tra để có quyết định phù hợp trong quản lý.

- Ra quyết định điều chỉnh, bổ sung các nội dung, quy định cần thiết cho phù hợp tình hình thực tiễn.

Kiểm tra hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS của GV là căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học nói chung và kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS trong một chu trình mới.

Nhƣ vậy, hoạt động quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS

theo định hướng PTNL ở trường tiểu học sẽ được thực hiện theo quy trình gồm các bước:

- Lập kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Chỉ đạo thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS của GV.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)