Kiểm tra, đánh giá, đánh giátheo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Kiểm tra, đánh giá, đánh giátheo tiếp cận năng lực

- Kiểm tra đƣợc hiểu là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Nhƣ vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá, do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu nhƣ đánh giá. Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ nhƣ câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra.

- Đánh giá kết quả học tập của HS là một trong 7 thành tố (Mục đích, nội dung, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học, hoạt động dạy, hoạt động học, đánh giá kết quả học, môi trƣờng dạy học) của quá trình dạy học. Nói cách khác, đánh giá kết quả học tập của HS là một bộ phận hợp thành quan trọng và tất yếu của toàn bộ quá trình dạy học. Đó là tiến trình thu thập và phân tích những bằng chứng về sự thay đổi của ngƣời học các mặt nhận thức, kỹ năng.

Có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và đƣa ra những định nghĩa, quan niệm khác nhau về đánh giá, cụ thể là:

Ralf Tyler, nhà tâm lý - giáo dục học ngƣời Mĩ, đã sử dụng khái niệm đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá sự tiến bộ của ngƣời học theo các mục tiêu đạt đƣợc.

Lƣu Xuân Mới quan niệm: “Đánh giá trong giáo dục là một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng giáo dục so với mục tiêu đã định. Nó bao gồm sự mô tả định tính và định lượng kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với những mục tiêu”. [33; tr.14].

Luận văn thống nhất với cách hiểu của tác giả Trần Bá Hoành: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích các thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện

thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”.[25; tr.l]. Trong giáo dục học hiện đại, ngƣời ta thƣờng nói đến ba hình thức đánh giá, gồm: Đánh giá chẩn đoán; đánh giá từng phần và đánh giá tổng kết.

+ Đánh giá chẩn đoán đƣợc tiến hành trƣớc khi dạy xong một chƣơng hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho GV nắm đƣợc tình hình kiến thức liên quan đã có của HS, những điểm mà HS đã nắm vững, những thiếu sót cần bổ khuyết… để quyết định cách dạy thích hợp.

+ Đánh giá từng phần đƣợc tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cung cấp những thông tin ngƣợc, qua đó, GV và HS kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chƣơng trình một cách vững chắc.

+ Đánh giá tổng kết đƣợc tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

- Đánh giá theo tiếp cận năng lực:

Đánh giá theo tiếp cận năng lực không phải là đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng rẽ xem học sinh có biết/nhớ hay hiểu, biết làm, mà quan trọng là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của ngƣời học trong một bối cảnh có ý nghĩa, tức là vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập hoặc các tình huống thực tiễn mà các em trải nghiệm, gặp phải trong cuộc sống.

Việc chú trọng đến PTNL, kĩ năng sống cho HS trong khi thời lƣợng HS ở nhà trƣờng không tăng, đòi hỏi nhà trƣờng phải giảm thời lƣợng dành cho truyền thụ kiến thức, tăng thời gian để HS hoạt động tự lực, sáng tạo, nhờ vậy giúp các em phát triển đƣợc các năng lực học tập.

Để đánh giá năng lực của HS, cần đặc biệt nhấn mạnh đến đánh giá quá trình học. Việc đánh giá quá trình học kết hợp với đánh giá kết quả học sẽ đem đến cho GV những thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học.

Đánh giá năng lực hƣớng vào việc xác định ngƣời học giải quyết nhiệm vụ ở mức độ nào, hơn là biết những gì.

Theo quan điểm giáo dục hƣớng vào ngƣời học, đánh giá kết quả giáo dục, phải hƣớng tới việc sau khi học, HS có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng học đƣợc ở nhà trƣờng vào cuộc sống. Đánh giá theo năng lực là đánh giá khả năng HS áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học đƣợc vào trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống hàng ngày. Đánh giá theo năng lực còn có cách gọi khác là đánh giá năng lực thực hiện.

Mặt khác, đáng giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chƣơng trình giáo dục môn học nhƣ đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… đƣợc hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập cũng nhƣ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con ngƣời.

Thang đo trong đánh giá năng lực đƣợc quy chuẩn theo các mức độ PTNL ngƣời học, chứ không quy chuẩn theo việc ngƣời đó có đạt hay không một nội dung đã đƣợc học. Do đó, đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của ngƣời học so với chính họ hơn là mục tiêu đánh giá, xếp hạng giữa ngƣời học với nhau. Bên cạnh đó, HS cùng một độ tuổi, học cùng một chƣơng trinh giáo dục nhƣng có thể đạt các mức độ năng lực rất khác nhau. Một bộ phận đạt mức độ năng lực thấp, bộ phận khác đạt năng lực phù hợp và số còn lại đạt mức cao so với độ tuổi. Trong nhiều trƣờng hợp, các mức độ năng lực của một HSso với độ tuổi cũng rất khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 28 - 30)