Những vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 41 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,

1.3. Lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học

1.3.3. Những vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập của học sinh

KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học đƣợc xem là một quá trình bao gồm các thành tố nhƣ sau:

1.3.3.1. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học là: Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục qua đó có những tác động tích cực đến HS nhằm nâng cao chất lƣợng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Giúp cha mẹ HS hoặc người giám hộ tích cực hợp tác với nhà trường tham gia KT, ĐG kết quả học tập của HS, đồng thời tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới PPDH, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

1.3.3.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học được thể hiện trên hai mặt đánh giá. Một là: đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Hai là: đánh giá sự hình thành và PTNL, phẩm chất của HS cụ thể:

- Năng lực:

+ Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

1.3.3.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học thường được sử dụng các phương pháp như:

- Phương pháp dùng lời (vấn đáp, kiểm tra miệng): Phương pháp dùng lời là cách thức GV đƣa ra cho HS lần lƣợt một số câu hỏi và HS trả lời trực tiếp với GV, hoặc thụng qua việc quan sỏt, theo dừi việc trao đổi thảo luận trong nhóm của HS, giúp GV có những nhận định, đánh giá về một HS hay một nhóm HS.

- Phương pháp dùng giấy bút (kiểm tra viết): Phương pháp dùng giấy bút là cách thức HS làm những bài kiểm tra viết trong những khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của môn học.

- Phương pháp kiểm tra thực hành: Phương pháp kiểm tra thực hành là cách thức HS làm những bài kiểm tra có tính chất thực hành nhƣ: đo đạc, làm thí nghiệm, chế tạo các mô hình... ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm, sân trường và ngoài thiên nhiên.

1.3.3.4. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Các hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học bao gồm: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét; đánh giá định kỳ vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kỹ năng để KT, ĐG kết quả học tập của HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau: Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chƣa hoàn thành. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, GV chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kỹ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi HS, tổng hợp theo các mức sau: Tốt, Đạt và Cần cố gắng.

Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, có bài kiểm tra định kỳ. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II. Nhƣ vậy để KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL cần lưu ý 4 nội dung căn bản:

- Mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của HS - Nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS - Phương pháp KT, ĐG kết quả học tập của HS - Hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS

1.3.3.5. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, nhóm học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn.

Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học.

Vào cuối năm học, GV sử dụng kết quả đánh giá để xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học, xét khen thưởng cho học sinh.

Nhà trường căn cứ vào kết quả KT, ĐG kết quả học tập của học sinh để rà soát với chỉ tiêu, kế hoạch lập ra từ đầu năm học để đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm; lấy kết quả KT, ĐG kết quả học tập của học sinh làm căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của học sinh cho những năm học tiếp theo.

1.4. Lý luận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)